Thành phố đắt đỏ, cặp vợ chồng bỏ về quê 3 năm thấy hối hận

Google News

Họ đã chuyển lại thành phố sinh sống sau 3 năm dọn về vùng nông thôn.

Susan (30 tuổi, nghệ sĩ) đã cùng chồng sống trong một căn hộ ở thành phố New York (Mỹ) trước khi Covid-19 xảy ra. Với niềm mong mỏi muốn thoát khỏi sự ngột ngạt của căn hộ nhỏ giữa thời kỳ đại dịch, cặp đôi đã chuyển về vùng nông thôn để ở cùng bạn bè tại một thị trấn nhỏ ở Catskills.
Trước đó, cặp đôi đã sống ở New York hơn một thập kỷ, song chồng cô ngày càng mệt mỏi với sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố này. Họ đã luôn nói về một ngày nào đó sẽ chuyển đến sống trong thị trấn nhỏ hơn - và Covid-19 đã rút ngắn thời gian thực hiện mục tiêu này.
Trường hợp của Susan là một trong số nhiều người trẻ đã thúc đẩy làn sóng bỏ phố về quê sinh sống và mua nhà ngoại ô tăng cao do ảnh hưởng của Covid-19. Hệ luỵ là kéo theo giá thành bất động sản ở vùng ven tăng lên chóng mặt.
Quay lại với vợ chồng Susan, cặp đôi đã đề nghị mua căn nhà gần nơi người thân sinh sống vào tháng 2/2020 và chuyển đến vào mùa hè năm đó. Tuy nhiên, họ nhanh chóng phát hiện nhiều vấn đề khi quyết định định cư lâu dài ở đây, đó là sự ngắt kết nối khỏi cộng đồng và cảm giác lạc lõng.
"Về mặt lý thuyết, tôi thích ý tưởng chuyển đến vùng nông thôn sinh sống. Nhưng tôi chưa sẵn sàng cho nó", Susan nói.
Thanh pho dat do, cap vo chong bo ve que 3 nam thay hoi han
Nhiều người trẻ phải đánh đổi để hoàn thành giấc mơ có một căn nhà và sân vườn lớn tại vùng quê (Ảnh minh hoạ) 

 
Theo Business Insider, có khá đông người trẻ chuyển nhà ngoại ô trong thời kỳ đại dịch đã hối hận về quyết định này. Khi giá nhà đất ở thành phố lớn tăng vọt và công việc có thể làm từ xa, những người có nhiều tiền đã nhanh chóng tận dụng tình huống chưa từng có và dọn đến một vùng đất mới, như ngoại ô hay nông thôn.
Minh chứng cho làn sóng bỏ phố về quê là dữ liệu từ Hiệp hội môi giới bất động sản của Mỹ. Theo đó, từ năm 2020 - 2021, 54% người mua nhà trong độ tuổi 31 - 40 đã tậu bất động sản ở vùng ngoại ô hay một đường đất được phân lô, trong khi 31% người mua nhà ở thị trấn nhỏ hoặc khu vực nông thôn. Phần lớn tài sản mà họ mua (chiếm 88%) là nhà ở riêng lẻ, dành cho một gia đình.
Tuy nhiên, nhiều người trong số họ nhanh chóng nhận thấy khó khăn sau quyết định này. Đối với những người mua nhà thuộc thế hệ Millennial, việc chuyển từ thành phố đến ngoại ô hay bán nông thôn sinh sống để có chi phí nhà rẻ hơn nhưng đồng thời tước đi cơ hội nghề nghiệp. Một số khác lại phải vật lộn để hoà nhập với cộng đồng mới. Nhiều người cảm thấy bị tách rời khỏi cá tính và sở thích cá nhân, cũng như những người bạn ở phía sau.
Thanh pho dat do, cap vo chong bo ve que 3 nam thay hoi han-Hinh-2
Ảnh minh hoạ 
 
Trong thời điểm đại dịch, giá thuê nhà ở thành phố tăng lên khiến người trẻ "săn lùng" các bất động sản với mức giá phải chăng hơn. Tuy nhiên khi làn sóng bỏ phố về quê đã lắng xuống, cuộc sống dần trở lại bình thường sau tác động của đại dịch, họ lại có cái nhìn rõ hơn về những thứ bản thân phải đánh đổi sau khi chuyển đến vùng đất mới.
Thực tế, cả những người chọn ở lại thành phố và chứng kiến giá nhà đất tăng vọt, hay những người chọn về vùng nông thôn có mức giá phải chăng hơn đều có những khó khăn riêng. Đó là việc bạn cân nhắc giữa hai lựa chọn: Sống ở thành phố trong một căn hộ nhỏ, đắt đỏ với bạn bè? Hay bạn chấp nhận từ bỏ tất cả và có một căn nhà lớn để sống cùng gia đình.
Đối với Susan, những lợi ích của việc chuyển về vùng nông thôn sinh sống chưa bao giờ bù đắp được tất cả "chi phí" mà gia đình cô phải đánh đổi. Cách đây vài tháng, họ đã quyết định trở lại thành phố để sinh sống. Mặt khác, từ thời điểm dọn lên thành phố sinh sống, cô cho hay đây là lần đầu tiên sau nhiều năm cô thấy được là chính mình.
Theo Vân Anh/Phụ nữ Việt Nam

>> xem thêm

Bình luận(0)