Ngày nào cũng đắp: Mặt nạ là nguồn dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ da nhưng không nên dùng hàng ngày, trừ khi cần thiết. Một số mặt nạ chế biến sẵn có ghi rõ thời hạn, chu kỳ sử dụng. Ví dụ, 5 ngày một liệu trình hoặc 10 ngày dùng 3 miếng. Muốn đạt được hiệu quả tốt, bạn nên tuân thủ theo nguyên tắc quy định.
Ảnh minh họa.
Để mặt nạ quá lâu trên da: Việc lưu giữ quá lâu dưỡng chất trên da sẽ không làm tăng hiệu quả mà còn làm da bị bưng bít, thiếu oxy. Ngoài ra, khi mặt nạ để lâu khô đi, da cũng bị mất nước theo.
Đắp mặt nạ khi chưa làm sạch da: Các chị em nhớ phải rửa mặt thật sạch trước và sau khi đắp mặt. Đây là một trong những nguyên tắc cần thiết phải thực hiện. Việc đắp mặt nạ trong lúc da bẩn không chỉ ảnh hưởng đến mức độ thẩm thấu mà còn khiến vi khuẩn trên bề mặt có điều kiện tấn công da trong môi trường ẩm ướt.
Sử dụng thường xuyên mặt nạ dạng lột: Mặt nạ dạng lột (hoặc dính) có hiệu quả nhanh chóng cho phần đông người sử dụng và họ thường ca ngợi nó. Tất nhiên, mặt nạ dạng này có tác dụng cải thiện da khá rõ ràng nhưng do lúc bóc mặt nạ thường gây đau rát, tổn thương cho da. Điều này làm cho lỗ chân lông chẳng những không se khít mà còn to hơn và dễ gây dị ứng da.
Vừa tắm vừa đắp: Với cách đắp này, chỉ có mặt nạ hoa quả là hiệu quả nhất, còn mặt nạ chế biến sẵn đắp trực tiếp lên mặt thì không nên dùng, bởi hơi nước sẽ ngăn cản dưỡng chất từ mặt nạ tiếp xúc với da, ảnh hưởng đến hiệu quả của mặt nạ.
Đắp mặt nạ khi bị mụn: Da bị mụn tuyệt đối không nên đắp các loại mặt nạ có thành phần dưỡng chất không có tác dụng diệt khuẩn như dưa chuột, lòng đỏ trứng gà…
Những dưỡng chất này không thể giúp bạn loại bỏ mụn mà còn là môi trường tốt để vi khuẩn mụn phát triển. Vì thế, khi da bị mụn, phải tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm đắp mặt nào.
Không dùng mặt nạ cho da dầu: Đây là quan niệm sai lầm bởi người có làn da dầu rất cần đắp các loại mặt nạ. Người da dầu có thể chọn 3 loại mặt nạ như: Khống chế dầu, làm sạch tận sâu trong da và giữ ẩm.
Mặt nạ tự nhiên luôn tốt nhất: Rất nhiều chị em tự làm mặt nạ bằng các loại quả, củ. Đây là cách vừa đơn giản vừa tiết kiệm nhưng thực chất hiệu quả của chúng hạn chế.
Có thể khi vừa đắp mặt nạ xong, bạn thấy hiệu quả ngay nhưng đến ngày hôm sau thì da lại trở về trạng thái cũ. Nguyên nhân là thành phần mặt nạ này hoàn toàn tự nhiên, chưa được xử lý nên mức độ hấp thụ của da không cao.