Những vấn đề sức khỏe nguy hiểm thường gặp trong mùa đông

Google News

Thời tiết lạnh và khô là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm cho con người, đặc biệt trong tình trạng môi trường sống đang ngày càng ô nhiễm như hiện nay. Dưới đây là những bệnh thường gặp nhất trong mùa đông và cách để giúp bạn phòng tránh.

Cảm lạnh
Nhung van de suc khoe nguy hiem thuong gap trong mua dong
Triệu chứng của cảm lạnh thường là hắt hơi, nghẹt mũi 
Nếu gặp các triệu chứng như hắt hơi, nói ra bằng giọng mũi do nghẹt mũi thì đích thị đó là khi bạn bị cảm lạnh. Cảm lạnh thường khiến nước mũi chảy nhiều hơn, khi bị nặng nước mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng do mũi đã bị nhiễm trùng. Đó là khi bạn đã mắc cảm lạnh sâu.
Bạn có thể phòng tránh căn bệnh mùa đông này bằng cách rửa tay thường xuyên. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn mà bạn có thể bị nhiễm từ việc chạm vào các đồ vật được sử dụng chung với những người xung quanh như công tắc đèn, tay nắm cửa…
Cúm
Cũng tương tự như cảm lạnh, cúm là một bệnh dễ mắc trong mùa đông. Người ở độ tuổi từ 65 trở lên, phụ nữ có thai và người có bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận và bệnh phổi tắc nghẽn (COPD)… đặc biệt có nguy cơ tử vong khi bị cúm.
Nhung van de suc khoe nguy hiem thuong gap trong mua dong-Hinh-2
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm là tiêm vắc xin 
Cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là tiêm vắc xin. Thuốc chủng ngừa cúm bảo vệ tốt cho cơ thể chống chọi lại virut này và kéo dài được một năm. Nếu bạn trên 65 tuổi hoặc có tình trạng sức khoẻ mắc bệnh mãn tính, bạn nên tiêm vắc xin chống phế cầu khuẩn và phòng ngừa bệnh viêm phổi.
Viêm họng
Đau họng thường xảy ra vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus. Có một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ - ví dụ như đi từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh giá - cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.
Một biện pháp khắc phục nhanh chóng và dễ dàng để xử lý khi bị đau họng là súc miệng với nước muối ấm. Mặc dù nước muối không chữa được nhiễm trùng, nhưng nó có tính chống viêm và giúp làm dịu cổ họng đang đau rát.
Hen suyễn
Không khí lạnh là một trong những yếu tố chính gây ra các triệu chứng hen như thở khò khè và thở dốc. Do đó những người bị hen nên đặc biệt cẩn thận vào mùa đông.
Hãy ở trong nhà vào những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét. Nếu bạn phải đi ra ngoài, hãy đeo khăn hoặc khẩu trang che kín mũi và miệng. Để cẩn thận hơn nữa, hãy tích trữ các loại thuốc thông thường và giữ thuốc dạng hít hoặc dạng xịt bên mình, đồng thời luôn chú ý giữ ấm để tránh bị bệnh suyễn tấn công.
Đau dạ dày do lạnh
Nhung van de suc khoe nguy hiem thuong gap trong mua dong-Hinh-3
Thời tiết lạnh thường khiến bệnh đau dạ dày trở nên nặng hơn 
Trong thời tiết lạnh, nhiều người thường bị đau dạ dày nhiều hơn so với bình thường. Trong khi chưa có phương pháp hữu hiệu ngăn chặn viêm loét dạ dày, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc bản thân để tăng sức đề kháng.
Hàng ngày, hãy làm những việc khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng như tắm nước nóng, đi bộ trong công viên hoặc xem một trong những bộ phim mà mình yêu thích.
Đau khớp
Nhiều người bị viêm khớp cho biết khớp của họ trở nên đau đớn và cứng hơn vào mùa đông mà không rõ nguyên nhân. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy sự thay đổi thời tiết gây ra những tổn hại chung đến khớp.
Nhung van de suc khoe nguy hiem thuong gap trong mua dong-Hinh-4
Nhiều người thường cảm thấy khớp của họ đau đớn hơn trong mùa đông lạnh giá 
Nhiều người bị trầm cảm nhẹ trong những tháng mùa đông u ám và điều này có thể làm cho họ cảm thấy đau đớn hơn. Tập thể dục hàng ngày có thể làm tăng trạng thái tinh thần và thể chất, trong đó bơi lội là cách luyện tập lý tưởng vì nó tác động trực tiếp lên các khớp một cách tích cực.
Đau tim
Các cơn đau tim cũng phổ biến hơn vào mùa đông. Điều này có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và gây nhiều áp lực hơn lên tim. Trái tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt của cơ thể khi trời lạnh.
Để tránh bị đau tim trong mùa đông, hãy chú ý giữ ấm cho căn nhà của bạn. Duy trì nhiệt độ phòng ở mức thấp nhất là 18 độ C và sử dụng bình nước nóng hoặc chăn điện để giữ ấm trên giường. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên mặc ấm khi đi ra ngoài, đặc biệt là phần đầu, cổ và tay chân.
Bệnh mề đay
Đây là bệnh về da phổ biến khi tiết trời trở lạnh, thường mắc phải ở cả người lớn và trẻ em. Thông thường, những người mắc bệnh này thường có cơ địa hết sức nhạy cảm. Do vậy, chỉ cần tiếp xúc với môi trường lạnh, đồ ăn - thức uống, mỹ phẩm không phù hợp cũng dễ dẫn đến nổi bệnh.
Nhung van de suc khoe nguy hiem thuong gap trong mua dong-Hinh-5
Chỉ cần tiếp xúc với môi trường lạnh cũng dễ dẫn đến nổi bệnh mề đay 
Biểu hiện thường thấy là sự xuất hiện những u mảng (dày hoặc mỏng) màu hồng hoặc đỏ nhạt trên da. Mề đay được chia làm 2 trường hợp: Cấp tính (phù nề, ngứa dữ dội trong một khoảng thời gian ngằn) và Mãn tính (cùng dấu hiện mẩn ngứa trong một thời gian dài, có thể ngắt quãng hoặc liên tục).
Trong trường hợp mề đay nhiều ngày không khỏi, bạn nên thăm khám cẩn thận để tìm được liệu pháp chữa trị thích hợp.
Bệnh á sừng
Hiện nay, á sừng trở thành loại bệnh phổ biến, thường gặp ở nữ giới. Biểu hiện của nó chính là: da bị khô, đóng thành từng mảng vẩy, bong tróc; ban đầu thường xuất hiện ở đầu mỗi ngón tay chân, sau đó lan dần xuống các khớp, rồi cả bàn tay, bàn chân. Khi bị mắc căn bệnh này, người bệnh thường khó co duỗi tay, sinh hoạt khó khăn, chỉ cần nước hay mồ hôi tiếp xúc trên bề mặt vết thương cũng gây đau, xót.
Bệnh này rất khó để chữa khỏi, nếu đã bị thì suốt cả mùa đông hay hè cũng đều bị tróc vẩy, bong da. Nhưng vào mùa đông sẽ bị bong tróc nặng hơn, thậm chí rớm máu.
Khi gặp những dấu hiệu trên bạn cần giữ cơ thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, thăm khám và xử lý vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo Thanh Vân/ An ninh Thủ đô

>> xem thêm

Bình luận(0)