Nguyên tắc đầu tiên bạn phải thực hiện để phòng bệnh mùa đông là không sưởi ấm bằng than củi, than tổ ong, lá cây trong phòng kín để sưởi, vì đã có nhiều trường hợp bị hôn mê, tổn thương não.Không uống rượu bia. Rượu có thể làm cho bạn cảm thấy ấm áp lúc đầu bởi vì nó khiến máu nóng lên dưới da của bạn, nhưng bạn có thể sẽ cảm thấy lạnh hơn vì uống rượu có thể mất máu đi từ các cơ quan nội tạng, gây ra nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Rượu là một chất giãn tĩnh mạch, có nghĩa là nó làm cho mạch máu giãn nở, đặc biệt là các mao mạch dưới bề mặt của làn da của bạn, do đó máu nguội đi nhanh chóng.Không đi ngủ muộn. Các nghiên cứu trước đó khẳng định, thiếu ngủ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch; do vậy, nếu bạn ngủ ít hơn 7 tiếng một đêm, bạn có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn 3 lần so với những người ngủ 8 giờ, đặc biệt là trong thời tiết rét đậm rét hại này.Không tắm nước lạnh, tắm ở nơi kín gió và tránh tắm quá lâu. Đặc biệt, người có tuổi nên hạn chế tắm và gội cùng lúc tránh biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe.Không nên ra ngoài trời lạnh vào bạn đêm hoặc sáng sớm (ví dụ như đi thể dục) bởi nhiệt độ quá thấp có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, dẫn đến suy nhược chức năng hoạt động của dây thần kinh quanh vùng mặt, huyết quản của thần kinh dinh dưỡng cục bộ bị co giật mạnh khiến cho tổ chức thần kinh bị thiếu máu, sưng, ứ nước... gây méo miệng, lệch mặt.Không tự ý dùng kháng sinh. Khi có các triệu chứng: mệt mỏi, sốt, nhức đầu, đau rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi..., người bệnh tuyệt đối không dùng kháng sinh. Thói quen tự ý sử dụng kháng sinh mỗi khi có bệnh của người Việt hiện rất nguy hiểm.Không ăn uống qua loa, thiếu chất. Càng lạnh cơ thể càng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để đối phó với cái lạnh. Cơ thể chịu lạnh tốt hơn nếu được cung cấp thức ăn, nước uống cân bằng. Do đó cần giữ ấm và ăn uống giàu dinh dưỡng đúng cách.Khi ngủ không đi bít tất. Nhiều người cho rằng, đi bít tất khi ngủ sẽ bí chân, không thoát mồ hôi có thể dẫn đến thấp khớp. Thực tế là đôi bàn chân là một trong những vị trí lạnh nhất trên cơ thể, cần phải được giữ ấm, do vậy bạn nên đeo tất khi đi ngủ.Ngủ nướng. Do thời tiết lạnh, hầu hết mọi người đều thay đổi thói quen ngủ của mình trong mùa đông như đi ngủ sớm hơn và thức dậy muộn hơn vào sáng hôm sau. Nhưng các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa thói quen ngủ quá nhiều với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Giữ thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ khiến cơ thể bạn dẻo dai, tránh uể oải, mệt mỏi và tránh các bệnh nghiêm trọng khác.
Nguyên tắc đầu tiên bạn phải thực hiện để phòng bệnh mùa đông là không sưởi ấm bằng than củi, than tổ ong, lá cây trong phòng kín để sưởi, vì đã có nhiều trường hợp bị hôn mê, tổn thương não.
Không uống rượu bia. Rượu có thể làm cho bạn cảm thấy ấm áp lúc đầu bởi vì nó khiến máu nóng lên dưới da của bạn, nhưng bạn có thể sẽ cảm thấy lạnh hơn vì uống rượu có thể mất máu đi từ các cơ quan nội tạng, gây ra nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Rượu là một chất giãn tĩnh mạch, có nghĩa là nó làm cho mạch máu giãn nở, đặc biệt là các mao mạch dưới bề mặt của làn da của bạn, do đó máu nguội đi nhanh chóng.
Không đi ngủ muộn. Các nghiên cứu trước đó khẳng định, thiếu ngủ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch; do vậy, nếu bạn ngủ ít hơn 7 tiếng một đêm, bạn có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn 3 lần so với những người ngủ 8 giờ, đặc biệt là trong thời tiết rét đậm rét hại này.
Không tắm nước lạnh, tắm ở nơi kín gió và tránh tắm quá lâu. Đặc biệt, người có tuổi nên hạn chế tắm và gội cùng lúc tránh biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe.
Không nên ra ngoài trời lạnh vào bạn đêm hoặc sáng sớm (ví dụ như đi thể dục) bởi nhiệt độ quá thấp có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, dẫn đến suy nhược chức năng hoạt động của dây thần kinh quanh vùng mặt, huyết quản của thần kinh dinh dưỡng cục bộ bị co giật mạnh khiến cho tổ chức thần kinh bị thiếu máu, sưng, ứ nước... gây méo miệng, lệch mặt.
Không tự ý dùng kháng sinh. Khi có các triệu chứng: mệt mỏi, sốt, nhức đầu, đau rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi..., người bệnh tuyệt đối không dùng kháng sinh. Thói quen tự ý sử dụng kháng sinh mỗi khi có bệnh của người Việt hiện rất nguy hiểm.
Không ăn uống qua loa, thiếu chất. Càng lạnh cơ thể càng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để đối phó với cái lạnh. Cơ thể chịu lạnh tốt hơn nếu được cung cấp thức ăn, nước uống cân bằng. Do đó cần giữ ấm và ăn uống giàu dinh dưỡng đúng cách.
Khi ngủ không đi bít tất. Nhiều người cho rằng, đi bít tất khi ngủ sẽ bí chân, không thoát mồ hôi có thể dẫn đến thấp khớp. Thực tế là đôi bàn chân là một trong những vị trí lạnh nhất trên cơ thể, cần phải được giữ ấm, do vậy bạn nên đeo tất khi đi ngủ.
Ngủ nướng. Do thời tiết lạnh, hầu hết mọi người đều thay đổi thói quen ngủ của mình trong mùa đông như đi ngủ sớm hơn và thức dậy muộn hơn vào sáng hôm sau. Nhưng các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa thói quen ngủ quá nhiều với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Giữ thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ khiến cơ thể bạn dẻo dai, tránh uể oải, mệt mỏi và tránh các bệnh nghiêm trọng khác.