Sùng đất không chỉ là đặc sản mà còn là món ăn đặc biệt chỉ dành riêng cho khách quý của người dân tộc Cơ Tu (Quảng Nam). Ảnh: Internet.
Theo nhiều già làng Cơ Tu, sùng đất có thể là ấu trùng của bọ hung. Một con sùng đất trưởng thành to bằng ngón tay út người lớn, có màu trắng ngà, trắng xanh hoặc vàng. Phần đầu, chân và càng của chúng có màu nâu đậm hơn, giống như cánh gián. Các đốt trên cơ thể sùng đất đều có lông tơ dạng móc câu.
Từ xa xưa, các thầy thuốc đã biết đến công dụng của sùng đất và liệt chúng vào danh sách dược liệu quý hiếm trong Đông y. Ngoài ba kích, người Cơ Tu xem sùng đất là loại "thần dược phòng the" nghìn năm tráng kiện, là vị thuốc mà đàn ông Cơ Tu tin dùng để duy trì khả năng phòng the của mình.Khác với vẻ ngoài xấu xí, sùng đất lại là món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Ảnh: Internet.
Sùng đất tuy không hiếm, nhưng để săn được những con tươi ngon, đặc quánh sữa, to gần bằng ngón chân cái là điều rất khó. Người dân địa phương tiết lộ, chỉ cần nhìn thấy những cây lạc, cây ngô hay lau lách dọc bờ sông bị héo lá thì có khả năng rất cao sùng đất đang quanh quẩn dưới gốc.
Nhìn bề ngoài, sùng đất dễ khiến ta có cảm giác rùng mình. Nhưng khi thưởng thức hương vị của nó, nhiều người mới gật gù mà tấm tắc khen ngon. Có vô vàn món ngon từ sùng đất như luộc, rang hay băm nhỏ đúc bánh xèo,… Nhưng dậy mùi và giữ được hương vị vốn có của sùng nhất vẫn phải kể đến món sùng nướng muối ớt.Có vô vàn món ngon được chế biến từ sùng đất như luộc, rang hay băm nhỏ đúc bánh xèo,…Ảnh: Internet.
Cách chế biến sùng đất cũng khá đơn giản, chỉ cần ngắt đuôi rồi ngâm trong nước, sùng sẽ trở nên sạch trắng hơn. Sau đó, chúng được nhúng nước sôi để cục mỡ xoăn lại. Bước sơ chế này sẽ khiến mỡ trong cơ thể chúng không bị văng ra, đảm bảo món ăn có hương vị ngon nhất.
Sùng sau khi được làm sạch thì cho muối ớt xanh vào xóc đều. Sau chừng năm phút, người chế biến sẽ cho sùng vào vỉ hoặc xâu thành từng xâu, đem nướng trên bếp than hồng. Sùng nướng vừa chín tới sẽ giữ được vị dai, thơm, ngọt và béo. Món ăn chỉ đơn giản là vậy, nhưng khi ăn bạn mới cảm nhận hết hương vị thơm ngon.
Ngoài ra, bạn có thể xắt nhỏ sùng đất để nấu cháo đậu xanh, nấu canh với đu đủ và lá lốt hoặc rang. Theo những người sành ăn, để giữ nguyên được hương vị đặc trưng của sùng đất thì chỉ cần bắc chảo lên bếp cho nóng rồi cho sùng đã được rửa sạch vào khuấy đều. Không cần đến dầu, mỡ từ thân sùng chảy ra cũng đủ làm chín món ăn.
Sùng đất không chỉ là đặc sản mà còn là món ăn đặc biệt chỉ dành riêng cho khách quý của người dân tộc Cơ Tu (Quảng Nam). Ảnh: Internet.
Theo nhiều già làng Cơ Tu, sùng đất có thể là ấu trùng của bọ hung. Một con sùng đất trưởng thành to bằng ngón tay út người lớn, có màu trắng ngà, trắng xanh hoặc vàng. Phần đầu, chân và càng của chúng có màu nâu đậm hơn, giống như cánh gián. Các đốt trên cơ thể sùng đất đều có lông tơ dạng móc câu.
Từ xa xưa, các thầy thuốc đã biết đến công dụng của sùng đất và liệt chúng vào danh sách dược liệu quý hiếm trong Đông y. Ngoài ba kích, người Cơ Tu xem sùng đất là loại "thần dược phòng the" nghìn năm tráng kiện, là vị thuốc mà đàn ông Cơ Tu tin dùng để duy trì khả năng phòng the của mình.
Khác với vẻ ngoài xấu xí, sùng đất lại là món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Ảnh: Internet.
Sùng đất tuy không hiếm, nhưng để săn được những con tươi ngon, đặc quánh sữa, to gần bằng ngón chân cái là điều rất khó. Người dân địa phương tiết lộ, chỉ cần nhìn thấy những cây lạc, cây ngô hay lau lách dọc bờ sông bị héo lá thì có khả năng rất cao sùng đất đang quanh quẩn dưới gốc.
Nhìn bề ngoài, sùng đất dễ khiến ta có cảm giác rùng mình. Nhưng khi thưởng thức hương vị của nó, nhiều người mới gật gù mà tấm tắc khen ngon. Có vô vàn món ngon từ sùng đất như luộc, rang hay băm nhỏ đúc bánh xèo,… Nhưng dậy mùi và giữ được hương vị vốn có của sùng nhất vẫn phải kể đến món sùng nướng muối ớt.
Có vô vàn món ngon được chế biến từ sùng đất như luộc, rang hay băm nhỏ đúc bánh xèo,…Ảnh: Internet.
Cách chế biến sùng đất cũng khá đơn giản, chỉ cần ngắt đuôi rồi ngâm trong nước, sùng sẽ trở nên sạch trắng hơn. Sau đó, chúng được nhúng nước sôi để cục mỡ xoăn lại. Bước sơ chế này sẽ khiến mỡ trong cơ thể chúng không bị văng ra, đảm bảo món ăn có hương vị ngon nhất.
Sùng sau khi được làm sạch thì cho muối ớt xanh vào xóc đều. Sau chừng năm phút, người chế biến sẽ cho sùng vào vỉ hoặc xâu thành từng xâu, đem nướng trên bếp than hồng. Sùng nướng vừa chín tới sẽ giữ được vị dai, thơm, ngọt và béo. Món ăn chỉ đơn giản là vậy, nhưng khi ăn bạn mới cảm nhận hết hương vị thơm ngon.
Ngoài ra, bạn có thể xắt nhỏ sùng đất để nấu cháo đậu xanh, nấu canh với đu đủ và lá lốt hoặc rang. Theo những người sành ăn, để giữ nguyên được hương vị đặc trưng của sùng đất thì chỉ cần bắc chảo lên bếp cho nóng rồi cho sùng đã được rửa sạch vào khuấy đều. Không cần đến dầu, mỡ từ thân sùng chảy ra cũng đủ làm chín món ăn.