Người bị sỏi thận
Người mắc bệnh sỏi thận phải vô cùng cẩn thận trong việc ăn uống. Hàng ngày cần tránh bất cứ thực phẩm nào có thể gây lắng đọng thêm cho sỏi ảnh hưởng đến chức năng thận. Những người bị sỏi thận cũng cần tránh uống sữa, bởi trong sữa có canxi.
Sau khi uống sữa khoảng 2-3 tiếng là thời điểm sữa bắt đầu được hấp thụ vào cơ thể và canxi được thải ra ngoài thận. Nếu uống vào thời điểm ban đêm lại càng nguy hiểm vì do lúc này nước tiểu giảm, canxi qua thận sẽ bị lắng đọng thành sỏi. Nếu uống sữa thì phải uống ban ngày hoặc trước 8h tối.
Người bị viêm loét dạ dày
Những ai mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng phải cẩn trọng trong ăn uống nhằm tránh tái phát cơn đau. Ngoài các chất cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều chất xơ thì người bị đau dạ dày không nên uống sữa nhất là lúc đói.
|
Ảnh minh họa. |
Nguyên nhân, sữa có thể làm cho vết loét bị kích ứng dẫn đến đau, sưng tấy. Mặt khác, khi uống sữa, ruột có thể bài tiết nhiều axit dẫn đến các cơn đau tăng lên. Sữa dưới sự tác động của enzym trong dạ dày sẽ sinh khí gây chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Mặt khác, trong sữa có nhiều chất béo cho nên ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản. Khi đó, sự co thắt ở cơ này bị tác động khiến cho dịch vị và dịch tràng có thể trào ngược lên thực quản nhiều hơn càng làm cho tình trạng viêm thực quản ngày càng nghiêm trọng.
Sau phẫu thuật vùng bụng
Những phẫu thuật ở vùng bụng đòi hỏi sự kiêng cữ trong vận động, tránh man vác nặng. Mặt khác, bệnh nhân cũng không nên uống sữa. Do trong sữa có các chất khó tiêu, nhiều chất béo và đạm. Những chất này đi vào vùng bụng càng tăng thêm tình trạng đầy bụng khiến bệnh nhân đau hoặc khó tiêu. Quá trình này khiến cho việc phục hồi khó khăn hơn và đôi khi ảnh hưởng vết mổ.
Ngoài ra, có nhiều chất béo đi vào hệ tiêu hóa có thể khiến cho người bệnh cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Chỉ nên ăn các đồ ăn lỏng dễ tiêu, ít dầu mỡ sau phẫu thuật.
Cơ địa dị ứng với sữa
Không chỉ sữa mà bất kỳ dị ứng với thực phẩm nào cũng không nên sử dụng thực phẩm đó. Nếu một người bị dị ứng với sữa thì không nên uống dù cơ thể gầy yếu hay cần phục hồi. Thay vào đó nên ăn kết hợp các thực phẩm cũng chứa dinh dưỡng tương đương sữa như thịt, trứng, cá, đậu phụ...
Nếu cố gắng uống sữa trên cơ thể bị dị ứng dễ bị ngứa, tiêu chảy, buồn nôn càng khiến cho cơ thể thêm mệt mỏi.
Lưu ý khi uống sữa
Không uống sữa bò khi đói
Tốt nhất là ăn kèm với đồ ăn giàu tinh bột. Khi đói, sự nhu động trong dạ dày và ruột diễn ra nhanh, sữa sẽ chỉ “ở trọ” trong dạ dày một thời gian rất ngắn, nên chất dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hết.
Nếu ăn cùng với những đồ ăn giàu tinh bột như: bánh mì, bánh bao,… thì sữa sẽ ở lâu trong dạ dày hơn, giúp cơ thể có thời gian để hấp thụ được đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng phong phú trong sữa bò.
Như vậy, nếu uống sữa bò sau khi ăn cơm cũng sẽ có hiệu quả tương tự.
Không nên uống sữa quá đặc
Nhiều người có quan niệm, uống sữa càng đặc thì sẽ có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này không khoa học.
Sữa quá đặc sẽ làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường. Cũng có người lo sợ sữa tươi quá nhạt nên thêm sữa bột vào trong sữa.
Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.
Tốt nhất là nấu gián tiếp và không quá lâu
Trực tiếp làm nóng có thể khiến cho protein trong sữa bò ngưng tụ lại, nấu quá lâu sẽ khiến chất calcium phosphate (canxi phốt phát) trong sữa chuyển từ tính axit sang trung tính rồi kết tủa lại, chất lactose sẽ bị phân giải thành axit lactic và axi formic do bị đun nóng lâu, từ đó làm giảm chất dinh dưỡng trong sữa bò cả về màu sắc, mùi thơm và vị của sữa.