Nghiên cứu chỉ ra, mạch máu trong cơ thể mở rộng khi nhiệt độ môi trường tăng cao. Khi mức nhiệt đạt 35°C, phạm vi giãn nở của mạch máu tăng. Mạch máu giãn nở làm giảm lượng máu cung cấp cho tim. Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng còn làm tăng mức tiêu thụ oxy của cơ tim, nhịp tim tăng. Hệ quả là cơ thể cảm thấy thiếu oxy, khó thở.
Theo chuyên gia, để bảo vệ sức khỏe khi nhiệt độ tăng cao, những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não nên chú ý những vấn đề dưới đây để tránh xa đột quỵ.
1. Chuyển động chậm
Chuyển động chậm được hiểu là duy trì hoạt động nhịp nhàng, tránh những hành động đột ngột như bật cao, chạy tăng tốc bất ngờ hay quay người đột ngột,...
Theo chuyên gia, những hoạt động thể chất cường độ cao dễ làm giảm thể tích tuần hoàn và tăng độ nhớt máu. Những người hẹp động mạch cảnh hoặc có mảng xơ vữa, hoạt động như vậy dễ khiến động mạch cảnh bong ra, dẫn đến nhồi máu cơ tim và nhồi máu não.
2. Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp
Sử dụng điều hòa mùa hè cần hết sức cảnh giác, đặc biệt những người mắc bệnh về tim mạch. Theo đó, nhiệt độ điều hòa không được chênh lệch quá nhiều so với ngoài trời, không ra vào phòng điều hòa đột ngột, không bật điều hòa nhiệt độ thấp rồi đắp chăn,...
|
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp rất có ý nghĩa với người bệnh tim mạch. Ảnh: Sohu |
Chuyên gia giải thích, chênh lệch nhiệt độ lớn dễ dẫn đến hiện tượng mạch máu co thắt hoặc giãn nỡ đột ngột, gây nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. Để an toàn, khi ra vào nơi có chênh lệch nhiệt độ lớn, bạn nên mở cửa chậm hoặc đứng ở cửa một lúc, đợi cơ thể dần thích ứng với mức nhiệt mới.
3. Tập thể dục đúng lúc
Nhiều người có thói quen tập thể dục để bắt đầu ngày mới. Tuy vậy, người có bệnh tim mạch nên cân nhắc lịch tập thể dục phù hợp. Theo thống kê, 4-10 giờ sáng là thời điểm thường xuất hiện tình trạng nhồi máu não và nhồi máu cơ tim nhất, chiếm 70-80%.
Thực vậy, huyết áp cơ thể cao nhất vào 9-10 giờ sáng sau đó giảm dần. Huyết áp giảm thấp nhất khi ngủ đêm, chênh lệch này có thể lên tới 40mmHG. Thức dậy huyết áp tăng khoảng 20mmHG, nếu vận động mạnh ngay lúc này, huyết áp sẽ tăng cao đột ngột, dễ dẫn đến đột quỵ do bệnh mạch vành.
Bên cạnh đó, chất lượng không khí buổi sáng không được đánh giá cao. Đây là thời điểm không khí chứa nhiều hạt bụi, vi khuẩn do chưa được tiêu diệt bởi ánh mặt trời. Từ góc độ thể chất lẫn không khí, tập thể dục buổi sáng không phải là lựa chọn tối ưu cho người mắc bệnh tim mạch.
|
Không bổ sung nước kịp thời khiến cơ thể mất nước, làm tăng độ nhớt máu, dễ gây đột quỵ. Ảnh: Sohu |
4. Bổ sung nước kịp thời
Nhiệt độ môi trường cao khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi để điều tiết thân nhiệt. Không bổ sung nước kịp thời, cơ thể sẽ nhanh chóng mất nước. Những người mắc bệnh tim mạch, mạch máu não mất nước càng gây hậu quả nặng nề. Cụ thể, không bổ sung nước kịp thời, độ nhớt máu trong cơ thể tăng cao, dễ gây đột quỵ, cục máu đông.
5. Tìm kiếm chăm sóc y tế kịp thời
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhĩ nhanh và không đều. Các triệu chứng bao gồm đánh trống ngực, đôi khi mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, khó thở và thoáng ngất.
Nếu bị rung nhĩ hoặc say nắng ở nhà, người có vấn đề về mạch máu nên tìm kiếm chăm sóc y tế kịp thời. Tự điều trị rung nhĩ tại nhà dưới tác động của nhiệt độ cao rất dễ tăng nặng. Trong khi đó, say nắng có tỷ lệ tử vong cao từ 20-70%. Người trên 50 tuổi có tỷ lệ tử vong do say nắng lên tới 80%.
6. Điều chỉnh chế độ ăn
Không chỉ mùa hè, người bệnh về mạch máu nên thường xuyên duy trì chế độ ăn nhạt, ít dầu mỡ, ít đường, ít cay. Thực vậy, muối dễ làm tăng huyết áp và mỡ máu, thực phẩm nhiều đường làm tăng lượng đường trong máu. Đồ ăn cay làm tăng lượng mồ hôi khi vận động. Để có lợi, chúng ta nên ăn nhạt, ăn nhiều trái cây và rau xanh mỗi ngày.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não