1. Nước rửa tay. Chúng ta thường được khuyên nên rửa tay sau khi đi vệ sinh. Vậy nhưng, bạn nên cẩn trọng khi sử dụng nước rửa tay đặt ở toilet công cộng. Đôi khi chúng là vật dụng bẩn hơn cả bồn cầu. (Ảnh: Ifeng, minh họa)
Thực vậy, năm 2020, các nhà khoa học đến từ Đại học Y Chungbuk (Hàn Quốc) thử nghiệm nước rửa tay trong nhà vệ sinh công cộng ở thành phố Cheongju và nhận thấy 92% mẫu nước rửa tay đều chứa vi khuẩn gây bệnh.Không chỉ tại Hàn, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc cũng phân tích mẫu nước rửa tay tại trung tâm mua sắm và nhà hàng ở Bắc Kinh. Kết quả cho thấy, nước rửa tay ở toilet công cộng chứa lượng vi khuẩn, vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Trong số đó, lượng vi khuẩn trong mẫu nước rửa của nhà vệ sinh một sân bay tại Bắc Kinh lên tới 600.000/g mẫu (lượng vi khuẩn trong bồn cầu là 100.000/g) cao gấp 600 tiêu chuẩn.Sử dụng nước rửa tay này không chỉ khiến tay bẩn hơn mà còn gây nhiễm trùng mủ trên bề mặt vết thương hở, nhiễm khuẩn huyết,… Trường hợp nặng có thể gây ra các bệnh khác, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn trong nước rửa tay nơi công cộng vượt quá tiêu chuẩn, chẳng hạn như bản thân nước rửa tay chứa quá nhiều vi khuẩn. Đôi khi do hộp đựng nước rửa tay không sạch sẽ dẫn đến vi sinh vật sinh sôi.2. Máy sấy khô. Máy sấy khô được xem là “ổ” chứa vi khuẩn trong nhà vệ sinh công cộng. Các nhà khoa học của Đại học Connecticut (Mỹ) chỉ ra rằng, máy sấy tay bằng khí nóng có thể “hít” vi khuẩn và bào tử vi khuẩn văng ra từ phân khi xả nước trong nhà vệ sinh. Khi máy sấy khô khởi động, nó không chỉ “phun” vi khuẩn lên tay mà còn có thể “phủ” lên toàn bộ cơ thể.Để kiểm chứng độ bẩn của máy sấy khô, một sinh viên đại học tại Mỹ đã đặt đĩa petri (loại đĩa được làm bằng thủy tinh hoặc chất dẻo để nuôi cấy tế bào hay những cây rêu nhỏ) dưới máy sấy. Chỉ sau 3 phút, đĩa petri đựng lượng lớn vi khuẩn, với nhiều chủng khác nhau.Đáng kể, máy sấy khô có chứa khuẩn Staphylococcus aureus khiến da mẩn đỏ, sưng tấy, ăn mòn và có mủ. Khuẩn Klebsiella có thể gây nhiễm trùng huyết nặng và Enterobacter cloacae gây viêm hô hấp nặng.3. Khăn giấy. Khăn giấy đặt trong không gian nhà vệ sinh công cộng thực sự là nơi trú ngụ lý tưởng cho các vi khuẩn. Điều đáng bàn, khăn giấy thường đặt gần bồn cầu. Mỗi khi người dùng xả nước, vi khuẩn càng có nhiều cơ hội bám và tích tụ trên bề mặt khăn giấy.4. Tay nắm cửa. Tương tự như khăn giấy, tay nắm cửa cũng là nơi trú ngụ của vi khuẩn thoát ra từ phân sau mỗi lần người dùng xả nước. Nguy hiểm hơn, tay nắm cửa còn là vị trí mà hầu hết người sử dụng toilet đều tiếp xúc, khiến vi khuẩn gây bệnh càng dễ lây lan.Để ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ tay nắm cửa toilet công cộng, bạn nên dùng khăn giấy cá nhân để lót trước khi tiếp xúc. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn ướt của mình để lau sạch bên trong và bên ngoài trước khi chạm vào. Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút (Nguồn video: THĐT)
1. Nước rửa tay. Chúng ta thường được khuyên nên rửa tay sau khi đi vệ sinh. Vậy nhưng, bạn nên cẩn trọng khi sử dụng nước rửa tay đặt ở toilet công cộng. Đôi khi chúng là vật dụng bẩn hơn cả bồn cầu. (Ảnh: Ifeng, minh họa)
Thực vậy, năm 2020, các nhà khoa học đến từ Đại học Y Chungbuk (Hàn Quốc) thử nghiệm nước rửa tay trong nhà vệ sinh công cộng ở thành phố Cheongju và nhận thấy 92% mẫu nước rửa tay đều chứa vi khuẩn gây bệnh.
Không chỉ tại Hàn, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc cũng phân tích mẫu nước rửa tay tại trung tâm mua sắm và nhà hàng ở Bắc Kinh. Kết quả cho thấy, nước rửa tay ở toilet công cộng chứa lượng vi khuẩn, vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Trong số đó, lượng vi khuẩn trong mẫu nước rửa của nhà vệ sinh một sân bay tại Bắc Kinh lên tới 600.000/g mẫu (lượng vi khuẩn trong bồn cầu là 100.000/g) cao gấp 600 tiêu chuẩn.
Sử dụng nước rửa tay này không chỉ khiến tay bẩn hơn mà còn gây nhiễm trùng mủ trên bề mặt vết thương hở, nhiễm khuẩn huyết,… Trường hợp nặng có thể gây ra các bệnh khác, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn trong nước rửa tay nơi công cộng vượt quá tiêu chuẩn, chẳng hạn như bản thân nước rửa tay chứa quá nhiều vi khuẩn. Đôi khi do hộp đựng nước rửa tay không sạch sẽ dẫn đến vi sinh vật sinh sôi.
2. Máy sấy khô. Máy sấy khô được xem là “ổ” chứa vi khuẩn trong nhà vệ sinh công cộng. Các nhà khoa học của Đại học Connecticut (Mỹ) chỉ ra rằng, máy sấy tay bằng khí nóng có thể “hít” vi khuẩn và bào tử vi khuẩn văng ra từ phân khi xả nước trong nhà vệ sinh. Khi máy sấy khô khởi động, nó không chỉ “phun” vi khuẩn lên tay mà còn có thể “phủ” lên toàn bộ cơ thể.
Để kiểm chứng độ bẩn của máy sấy khô, một sinh viên đại học tại Mỹ đã đặt đĩa petri (loại đĩa được làm bằng thủy tinh hoặc chất dẻo để nuôi cấy tế bào hay những cây rêu nhỏ) dưới máy sấy. Chỉ sau 3 phút, đĩa petri đựng lượng lớn vi khuẩn, với nhiều chủng khác nhau.
Đáng kể, máy sấy khô có chứa khuẩn Staphylococcus aureus khiến da mẩn đỏ, sưng tấy, ăn mòn và có mủ. Khuẩn Klebsiella có thể gây nhiễm trùng huyết nặng và Enterobacter cloacae gây viêm hô hấp nặng.
3. Khăn giấy. Khăn giấy đặt trong không gian nhà vệ sinh công cộng thực sự là nơi trú ngụ lý tưởng cho các vi khuẩn. Điều đáng bàn, khăn giấy thường đặt gần bồn cầu. Mỗi khi người dùng xả nước, vi khuẩn càng có nhiều cơ hội bám và tích tụ trên bề mặt khăn giấy.
4. Tay nắm cửa. Tương tự như khăn giấy, tay nắm cửa cũng là nơi trú ngụ của vi khuẩn thoát ra từ phân sau mỗi lần người dùng xả nước. Nguy hiểm hơn, tay nắm cửa còn là vị trí mà hầu hết người sử dụng toilet đều tiếp xúc, khiến vi khuẩn gây bệnh càng dễ lây lan.
Để ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ tay nắm cửa toilet công cộng, bạn nên dùng khăn giấy cá nhân để lót trước khi tiếp xúc. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn ướt của mình để lau sạch bên trong và bên ngoài trước khi chạm vào.
Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút (Nguồn video: THĐT)