Hệ miễn dịch là nền tảng để chữa ung thư
Bệnh nhân nam, 45 tuổi, được chẩn đoán K tuyến tụy giai đoạn IVa, sau 3 tháng điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, kiểm tra cho thấy: K thu nhỏ ở giai đoạn II, không có di căn hạch. Kết hợp với truyền bổ sung dinh dưỡng, và tiếp tục dùng liệu pháp miễn dịch, bệnh nhân đã dần hồi phục thể lực, đi làm trở lại.
Đây là một trong số hơn 1.000 bệnh nhân ung thư được một bệnh viện ở Nhật điều trị bằng liệu pháp miễn dịch và đã thành công. Theo TS.BS Abe Yoshinobu, Giám đốc Bệnh viện Shonan Medical Memorial (Nhật Bản), hiện nay, phương pháp điều trị ung thư phổ biến là ngoại khoa, xạ trị, hóa trị, tuy nhiên, tỷ lệ tử vong không giảm.
|
Theo TS.BS Abe Yoshinobu, Giám đốc Bệnh viện Shonan Medical Memorial (Nhật Bản), hiện nay, phương pháp điều trị ung thư phổ biến là ngoại khoa, xạ trị, hóa trị, |
Chính hệ miễn dịch và thể lực là nền tảng để chữa ung thư. Một người bình thường có khoảng 60 nghìn tỷ tế bào, trong đó khoảng 5.000 tế bào ung thư được sinh ra hằng ngày. Có một số loại tế bào trong cơ thể có khả năng chống lại tế bào ung thư; loại mạnh nhất phải kể đến là tế bào NK. Bệnh nhân ung thư luôn có số lượng tế bào NK ít, chức năng hoạt động của các tế bào này cũng kém. Hoạt hóa tối đa lượng tế bào NK của người bệnh bằng nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, sau đó đưa trở lại người bệnh sẽ làm tăng khả năng miễn dịch, từ đó, đẩy lùi ung thư...
Để điều trị theo phương pháp này, cần lấy khoảng 30ml máu của người bệnh, sau quá trình phân tích, nuôi cấy tế bào trong phòng thí nghiệm... sẽ truyền lại máu có lượng tế bào NK được hoạt hóa qua đường tĩnh mạch cho người bệnh. Cứ 2 tuần làm một lần, thực hiện 5 lần trong 2 tháng rưỡi.
Hơn một nửa bệnh nhân kéo dài tuổi thọ
TS.BS Abe Yoshinobu cho biết, trong quá trình điều trị, có những trường hợp khiến các bác sĩ rất ngạc nhiên như bệnh nhân nữ 34 tuổi, bị ung thư vú tái phát sau phẫu thuật, đã di căn sang não, chưa đầy 1 tháng kể từ ngày truyền máu + dùng liệu pháp nuôi cấy tế bào NK và truyền lại vào cơ thể + sử dụng thuốc Opdivo và Yervoy, khi chụp lại, hình ảnh di căn não đã biến mất. Khi đến viện, bệnh nhân phải di chuyển bằng xe lăn, nhưng hiện tại, bệnh nhân đi lại bình thường. Tuy kết quả tốt như vậy, nhưng bệnh nhân trên vẫn tiếp tục phải theo dõi và vẫn đang trong quá trình điều trị.
Ở liệu pháp này, cần nhất là kỹ thuật viên nuôi cấy tế bào phải có kinh nghiệm. Thống kê cho thấy, hơn một nửa số bệnh nhân đã kéo dài tuổi thọ sau khi được sử dụng liệu pháp miễn dịch.
BS Cao Độc Lập, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho biết, ngoài phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch là phương pháp hỗ trợ điều trị rất tốt, mục đích là nhân tế bào miễn dịch của cơ thể, từ đó tăng khả năng chống chọi với bệnh tật. Phương pháp này cũng có nhược điểm là làm chức năng tuyến giáp giảm và gây viêm phổi, vì thế trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ phải theo dõi sát bệnh nhân nhằm hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
Mời quý độc giả xem video Tai biến y khoa (nguồn VTV):