Hoa khế có tác dụng gì?

Google News

Hoa khế có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Từ lâu quả khế và lá khế được nhiều người tận dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, tuy nhiên theo các chuyên gia, hoa khế cũng có nhiều tác dụng với sức khỏe. Vậy, hoa khế có tác dụng gì?

Hoa khế có tác dụng gì?

Người dân Việt hay ăn quả khế để giải khát bởi vị chua ngọt, thanh mát của nó. Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người biết rằng, khế là loại cây đặc biệt hữu ích khi bên cạnh quả khế, các bộ phận khác đều có thể tận dụng để thực hiện các bài thuốc trị bệnh hữu hiệu.

Tất cả các bộ phận của cây khế đều có tác dụng tốt với sức khỏe như: quả khế, lá khế, và hoa khế.

Hoa khe co tac dung gi?

Hoa khế có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người.

Hoa khế có vị chua chát và hơi ngọt, tính bình, tác dụng bổ thận sinh tinh, nhuận phế, trừ ho, chỉ khát (hết khát). Hoa khế chữa kinh giản (co giật) ở trẻ em, ho gà, thận hư, kém tinh khí với cách thức là hãm nước sôi uống, liều từ 8 đến 16g.

Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ hoa khế:

Chữa ho: Hoa khế 10g, hoa đu đủ đực 10g, lá tía tô 10g. Sắc uống.

Chữa ho, viêm họng: Hoa khế 20g, gừng tươi 20g. Hoa khế rửa sạch, phơi khô. Giã gừng tươi lấy nước cốt. Sau đó ngâm hoa khế và nước cốt gừng 30 phút, đổ hỗn hợp này vào chảo, sao đến khi hoa khế khô lại, cất vào lọ thủy tinh. Mỗi khi dùng cho một ít vào ấm trà, pha nước sôi ủ 15 phút rồi uống.

Chữa sốt cao lên kinh giật: Hoa khế 8g, kim ngân hoa 8g, lá dành dành 8g, cỏ nhọ nồi 8g, cam thảo 8g, bạc hà 4g. Sắc uống.

Chữa sốt rét: Hoa khế 30g, ngưu tất 30g, hoa kim ngân 30g, chi tử 30g, sài hồ 30g. Sắc uống.

Trị bệnh tinh khí kém: Khi bị bệnh tinh khí kém, người bệnh có biểu hiện người mệt mỏi, ăn uống kém hay mắc bệnh cảm lạnh, đau lưng, mỏi gối, di tinh dùng bài hoa khế 20g, sài hồ 20g, chỉ xác 20g, xuyên khung 20g, đỗ trọng 20g, nhục thung dung 20g, cam thảo 20g. Sắc uống.

Trị bệnh kiết lỵ: Hoa khế 20g, hậu phác 10g, trần bì 10g, hoàng liên 10g, bạch truật 10g, đương quy 10g. Sắc uống.

Trị bệnh chân tay lở ngứa: Hoa khế 15g, thương truật 10g, kim ngân hoa 10g, tỳ giải 10g, ngưu tất 10g, hoàng bá sao vàng 10g, phòng phong 10g, chi tử 10g, cam thảo 10g. Sắc uống.

Ngoài ra, có thể sử dụng lá khế, hoa khế nấu nước tắm rửa, vệ sinh cơ thể chỗ da ngứa.

Chữa đậu sởi: Hoa khế 16g, rễ cây canh châu 16g, thái nhỏ, sao vàng. Sắc uống.

Chữa cảm cúm: Hoa khế 16g, tía tô 10g, kinh giới 10g, ma hoàng 10g. Sắc uống.

Trị cảm nắng: Lá khế tươi 10g, hoa khế 10g, lá chanh 10g. Nấu nước uống, phần bã đem đắp thái dương, gan bàn chân.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng hoa khế

Theo các chuyên gia, chỉ nên sử dụng hoa khế trồng khoa học, không lạm dụng thuốc trừ sâu.

Chọn hoa còn cả nụ chưa nở quá nhiều, khi đó ong chưa hút mật nên còn nhiều dưỡng chất.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng hoa khế đúng, hợp lý với tình trạng bệnh tật.

Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi "Hoa khế có tác dụng gì?".

 
Theo VTC

>> xem thêm

Bình luận(0)