Nhà nghiên cứu Shreyas Vissapragada đến từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard - Smithsonian và các cộng sự đã phát hiện hành tinh Kepler-1658b đang quay theo quỹ đạo xoắn ốc. Hành tinh này cách Trái đất khoảng 2.600 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Thiên Nga.Theo nhóm chuyên gia, do đang quay theo một đường xoắn ốc chết chóc nên hành tinh Kepler-1658b sẽ đối diện với một cái kết kinh hoàng.Nhóm nghiên cứu ước tính, vào khoảng 3 triệu năm tới, Kepler-1658b sẽ lao thẳng vào ngôi sao mẹ rồi tan biến trong "biển lửa" dữ dội.Đối với con người, 3 triệu năm là một khoảng thời gian khá dài. Thế nhưng, đối với lịch sử các hành tinh, 3 triệu năm là một khoảng thời gian khá ngắn.Hiện Kepler-1658b quay quanh ngôi sao mẹ của nó ở khoảng cách chỉ 1/8 so với khoảng cách Mặt trời - sao Thủy. Mỗi vòng quay quanh sao mẹ của Kepler-1658b chỉ mất chưa đến 3 ngày.Không những vậy, thời gian hoàn thành mỗi vòng quay của Kepler-1658b đang ngắn đi khoảng 131 mili giây/năm.Kepler-1658b được phát hiện lần đầu tiên là vào năm 2009. Khi ấy, nó quay quanh ngôi sao mẹ mất 3,85 ngày.Các chuyên gia cho hay Kepler-1658b là "sao Mộc nóng" tức hành tinh khí khổng lồ nhưng gần sao mẹ nên nóng bỏng. Tuy nhiên, hành tinh này có thể sẽ sớm bị ngôi sao mẹ loại bỏ toàn bộ khí quyển biến nó trở thành một cục sắt nhỏ bé trước khi tan biến.Sao mẹ của Kepler-1658b cũng đang trong giai đoạn phình lên do "tuổi già" và trở thành sao khổng lồ đỏ - phút huy hoàng cuối đời của các ngôi sao đang cạn năng lượng.Điều này khiến hành tinh Kepler-1658b và ngôi sao mẹ càng gần nhau hơn, hút nhau dữ dội hơn giai đoạn trước đó. Các chuyên gia cũng cho rằng, sự việc này khiến Kepler-1658b không có quỹ đạo ổn định.Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.
Nhà nghiên cứu Shreyas Vissapragada đến từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard - Smithsonian và các cộng sự đã phát hiện hành tinh Kepler-1658b đang quay theo quỹ đạo xoắn ốc. Hành tinh này cách Trái đất khoảng 2.600 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Thiên Nga.
Theo nhóm chuyên gia, do đang quay theo một đường xoắn ốc chết chóc nên hành tinh Kepler-1658b sẽ đối diện với một cái kết kinh hoàng.
Nhóm nghiên cứu ước tính, vào khoảng 3 triệu năm tới, Kepler-1658b sẽ lao thẳng vào ngôi sao mẹ rồi tan biến trong "biển lửa" dữ dội.
Đối với con người, 3 triệu năm là một khoảng thời gian khá dài. Thế nhưng, đối với lịch sử các hành tinh, 3 triệu năm là một khoảng thời gian khá ngắn.
Hiện Kepler-1658b quay quanh ngôi sao mẹ của nó ở khoảng cách chỉ 1/8 so với khoảng cách Mặt trời - sao Thủy. Mỗi vòng quay quanh sao mẹ của Kepler-1658b chỉ mất chưa đến 3 ngày.
Không những vậy, thời gian hoàn thành mỗi vòng quay của Kepler-1658b đang ngắn đi khoảng 131 mili giây/năm.
Kepler-1658b được phát hiện lần đầu tiên là vào năm 2009. Khi ấy, nó quay quanh ngôi sao mẹ mất 3,85 ngày.
Các chuyên gia cho hay Kepler-1658b là "sao Mộc nóng" tức hành tinh khí khổng lồ nhưng gần sao mẹ nên nóng bỏng. Tuy nhiên, hành tinh này có thể sẽ sớm bị ngôi sao mẹ loại bỏ toàn bộ khí quyển biến nó trở thành một cục sắt nhỏ bé trước khi tan biến.
Sao mẹ của Kepler-1658b cũng đang trong giai đoạn phình lên do "tuổi già" và trở thành sao khổng lồ đỏ - phút huy hoàng cuối đời của các ngôi sao đang cạn năng lượng.
Điều này khiến hành tinh Kepler-1658b và ngôi sao mẹ càng gần nhau hơn, hút nhau dữ dội hơn giai đoạn trước đó. Các chuyên gia cũng cho rằng, sự việc này khiến Kepler-1658b không có quỹ đạo ổn định.
Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.