Đậu phụ (hay còn gọi là đậu hũ) là một loại thực phẩm được làm từ đậu tương nguyên chất. Nó có thành phần dinh dưỡng khá cao, chủ yếu là protein. Trong 100gr đậu phụ, hàm lượng protein chiếm hơn 34%. Ngoài ra, nó còn chứa 8 loại axit amin, khoáng chất, canxi rất có lợi cho sức khỏe con người.
Đậu phụ có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng chống xơ vữa động mạch. Công dụng này có được là nhờ sự hiện diện của saponin, một chất giúp ngăn chặn sự hình thành của peroxit lipid vốn là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, saponin lại có tác dụng phụ là bài tiết iốt trong cơ thể.
Do đó, ăn đậu phụ trong một thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt iốt. Để khắc phục tình trạng này, nên bổ sung thêm rong biển là loại thực phẩm giàu iốt.
Người bị sỏi thận được khuyên hạn chế ăn đậu phụ vì có nhiều oxalate khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Những người thiếu máu do thiếu sắt hay đang bổ sung viên sắt cũng không nên dùng nhiều đậu phụ bởi nó chứa protein kìm chế sự hấp thu sắt, gây khó tiêu. Đặc biệt, trong khi chế biến và ăn uống, không nên kết hợp đậu phụ với măng vì rất dễ kết thành sỏi thận.
Ngoài măng, một số thực phẩm chúng ta không nên ăn cùng đậu phụ bao gồm:
Mật ong
Đậu phụ và mật ong khi ăn cùng nhau sẽ dễ bị tiêu chảy. Không chỉ vậy trong đậu phụ có chứa nhiều chất khoáng, còn trong mật ong có chứa nhiều enzyme. Vì vậy, khi ăn hai thực phẩm này chung với nhau sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể.
Hành tây và rau bina
Trong đậu phụ rất giàu canxi còn trong rau bina và hành tây rất giàu axit oxalic. Ăn đậu phụ với rau bina hoặc hành tây sẽ làm cho canxi trong đậu phụ kết hợp với axit oxalic sẽ tạo thành hiện tượng canxi oxalat tích tụ. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng bổ sung canxi của đậu phụ, mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi thận.
Sữa bò
Chúng ta cũng không nên ăn đậu phụ chung với sữa bò vì khi ăn chung hai thực phẩm này với nhau sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, ảnh hưởng tới sự hấp thu calcium của cơ thể.
Quả hồng
Trong mỗi quả hồng đều chứa nhiều tannin, trong khi đó đậu phụ lại chứa calci clorua. Ăn hồng và đậu phụ cùng nhau sẽ có thể tạo thành calci tannate dẫn đến sỏi mật, sỏi thận.
Thịt dê
Theo Đông y, đậu phụ có vị ngọt, hơi hàn. Trong khi đó, thịt dê lại đại nhiệt động hỏa, tác dụng ngược lại với đậu phụ. Vì vậy, ăn trường kỳ thịt dê, đậu phụ chung nhau sẽ phát sinh bệnh vàng da và phù chân.
Những người không nên ăn đậu phụ
-Người bị bệnh tiêu hóa
Đậu phụ có hàm lượng protein thực vật cực kỳ cao, tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn kích thích tiết acid dạ dày gây tình trạng đầy hơi ở ruột.
Người bị bệnh tiêu hóa ăn đậu phụ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
-Người bị bệnh tim mạch
Trong đậu phụ có hàm lượng lớn methionine, chất này dưới tác động của enzym có thể được chuyển đổi sang cysteine - một chất có khả năng làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch.
Do đó, việc tiêu thụ đậu phụ sẽ khiến cho các tiểu cầu vón cục, lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch, gây ra xơ vữa các động mạch vành khiến cho tình trạng của người bệnh nghiêm trọng hơn.
-Người bị suy tuyến giáp
Đậu phụ chứa rất nhiều isoflavone, người bị suy tuyến giáp hấp thụ nhiều hợp chất này sẽ ngăn chặn các enzyme peroxidase, loại enzyme hỗ trợ i-ốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp nặng hơn.
-Người bị bệnh gout
Người bị gout ăn nhiều đậu phụ sẽ khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng bệnh gout nặng hơn, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
-Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận
Người cao tuổi nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa hay thận, không nên ăn quá nhiều đậu phụ, mặc dù mềm, dễ ăn nhưng chúng lại không tốt cho sức khỏe người già. Đậu phụ sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm do quá tải, vừa khiến thận suy yếu do chất thải nitơ dư thừa bên trong thận.