Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn, tắc nghẽn, hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.
Đột quỵ không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn ở cả trẻ em. Cũng như người lớn, nếu không được điều trị kịp thời, đột quỵ ở trẻ em có thể dẫn đến những di chứng không thể phục hồi, thậm chí đe dọa tính mạng.
|
Ảnh minh họa: Shutterstock. |
Theo trang hopkinsmedicine.org, đột quỵ ở trẻ em thường bắt đầu đột ngột, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Yếu hoặc tê ở một bên cơ thể
- Nói ngọng hoặc gặp khó khăn về ngôn ngữ
- Khó giữ thăng bằng, đi bộ
- Các vấn đề về thị lực, chẳng hạn như nhìn đôi hoặc mất thị lực
- Mất ý thức
- Co giật
- Đau đầu
Có những trẻ bị đột quỵ không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ đau đầu, nôn trớ, lơ mơ,... Những triệu chứng này rất chung chung và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các triệu chứng đột quỵ và điều trị cho trẻ nhanh chóng là rất cần thiết.
Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em khác với nguyên nhân gây đột quỵ ở người lớn. Các yếu tố rủi ro bao gồm bệnh tim, vấn đề với các mạch máu cung cấp cho não, rối loạn đông máu và bệnh hồng cầu hình liềm,...
>>> Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não