Các sản phẩm cai thuốc lá được quảng cáo thổi phồng

Google News

Theo các bác sĩ, hiện nay không có sản phẩm nào có thể cai được thuốc lá bởi cai thuốc lá rất khó, tỷ lệ cai thuốc lá thành công rất ít và nguy cơ tái nghiện còn cao hơn cả ma tuý.

Cai thuốc lá bằng nước súc miệng
Anh Nguyễn Văn Chung trú tại Thanh Trì, Hà Nội tâm sự anh nghiện thuốc lá 10 năm nay và gần đây anh đi khám bác sĩ cho biết anh bị tăng áp động mạch phổi phải cai thuốc lá.
Anh Chung đã cố gắng cai thuốc lá nhưng cảm giác thèm thuốc vẫn lên, anh sử dụng cả thuốc lá điện tử tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo thuốc lá điện tử vẫn độc hại chẳng khác nào thuốc lá truyền thống.
Gần đây, anh Chung lên mạng xem có nhiều sản phẩm được quảng cáo là có thể cai nghiện thuốc lá. Anh Chung đã bắt đầu tìm kiếm tuy nhiên như rơi vào ma trận bởi đủ các loại nước xúc miệng để giúp cai thuốc lá.
Trường hợp của anh Chung không phải hiếm. Anh Vũ Văn Thành 41 tuổi trú thành phố Phủ Lý, Hà Nam đang chăm bố bị tắc nghẽn phổi mãn tính do hút thuốc lá hơn 30 năm tại Bệnh viện Bạch Mai. Sợ tác hại của thuốc lá như bố anh đang quyết tâm bỏ thuốc nhưng để bỏ thuốc với người nghiện lâu năm như anh là rất khó.
Anh Thành cũng được nhiều người khuyên mua nước súc miệng về để cai thuốc nhưng sử dụng không có kết quả, cơn thèm thuốc vẫn nguyên vẹn với anh bỏ thuốc thực sự rất khó.
Cac san pham cai thuoc la duoc quang cao thoi phong
 Ảnh minh hoạ
Hay như trường hợp của anh Bùi Công Hiệp trú tại Hà Nội. Anh Hiệp hút thuốc lá từ năm 18 tuổi đến nay anh đã là bố của hai cô con gái. Hàng ngày nhìn các con khôn lớn, anh Hiệp chợt thấy sợ nếu một ngày mình không được chứng kiến con cái trưởng thành. Anh chỉ có mong ước nhìn con cái trưởng thành nên anh quyết tâm bỏ thuốc lá. Nhưng khi muốn bỏ thuốc anh lại gặp rất nhiều rào cản.
Và anh Hiệp nhân thấy quyết tâm là thế nhưng bỏ không dễ, anh phải tìm đến chuyên gia tư vấn về cai thuốc lá.
Trên mạng bất cứ ai tìm từ khoá cai thuốc lá đều nhận được các chia sẻ về sản phẩm giúp cai thuốc lá như thuốc lá điện tử, lavi. Tuy nhiên theo bác sĩ Phan Thu Phương - Bệnh viện Bạch Mai thì các sản phẩm này đều không có tác dụng bởi cai thuốc lá là cả một quá trình rất dài mới có thể thành công.
Bác sĩ Phương cho biết dù nghiên cứu về tác hại thuốc lá nhiều năm nhưng bà vẫn chưa thấy có một tài liệu nào đưa ra các khuyến cáo về sử dụng các sản phẩm nước súc miệng hay thuốc lá điện tử có thể giúp cai nghiện thuốc lá.
Dễ tái nghiện
Bác sĩ Phương cho biết thuốc lá rất dễ tái nghiện vì cai được thuốc lá phải sau 12 không hút điếu nào mới là cai nghiện thuốc lá. Từ 16/9/2015 Bệnh viện Bạch Mai mở tổng đài tư vấn cai nghiện thuốc lá để mọi người hiểu tác hại của thuốc lá độc như nào, gây bệnh lý gì qua đó giúp người ta trưởng thành quyết tâm cai thuốc lá. Đây là một trong những lý do để họ từ bỏ thuốc lá.
Bác sĩ Phương cho biết để cai được thuốc lá ban đầu các bác sĩ phải phân tích lại tác hại của thuốc lá và cung cấp kiến thức về hội chứng cai thuốc như thiếu nicotin… bác sĩ sẽ phân tích tránh hoàn cảnh làm xuất hiện sự tái nghiện. Bác sĩ sẽ cung cấp cho người được tư vấn về các hội chứng có thể xảy ra khi cai nghiện và họ theo nội dung cụ thể mới có thể cai nghiện. Qua hơn 5000 cuộc gọi đến tổng đài đã được các tư vấn viên tư vấn thành công nhưng con số tái nghiện thì rất nhiều.
Theo báo cáo của các nước tiên tiến, người cai nghiện được hỗ trợ rất nhiều của xã hội và của các tổ chức thì tỷ lệ thành công cai nghiện chỉ có 25 % mặc dù ở đó họ có quy định rất chặt về việc hút thuốc lá còn ở Việt Nam thì chưa có phòng hút thuốc thì nguy cơ tái nghiện rất lớn.
Khi nghiện thuốc lá, bác sĩ Phương cho biết người ta sẽ nghiện về tâm lý, hành vi, thực thể nên cai nghiện thuốc lá rất khó, rất ít người cai nghiện thành công. Thậm chí khi biết tác hại của thuốc lá rồi nhưng người ta vẫn hút.
Chính vì thế, việc quảng cáo các sản phẩm giúp cai thuốc lá đều quảng cáo thái quá. Nghiện thuốc lá được coi như nghiện heroin sẽ phải điều trị như điều trị cai nghiện có nicotine thay thế.
Hiện nay, có 1 số bài thuốc đông y từ gừng, bạc hà sản xuất thành vị thuốc cho người nghiện thuốc lá ngậm để thay đổi về mặt vị giác khiến người ta có cảm giác thèm thèm gì đó nhưng để thay thế hẳn nicotine thì khó nhưng bài thuốc này mới chỉ đang dừng lại ở 40 bệnh nhân. Còn với sản phẩm quảng cáo là cai được thuốc lá thì cần nhiều nghiên cứu mang tính khoa học thật chính tác - bác sĩ Phương cho biết.
Theo P.Thúy/Infonet

>> xem thêm

Bình luận(0)