Cô bé Tống Tiêu dưới đây không may là một trong những trường hợp như vậy. Sự ra đời của Tống Tiêu đã mang lại rất nhiều niềm vui cho cả gia đình. Cô bé được cả nhà coi như một công chúa nhỏ.
Nhưng thật không may, khi lớn lên, Tống Tiêu vốn dĩ rất dễ thương đã có một số thay đổi không phù hợp với tuổi tác, không chỉ cơ thể phát triển rất nhanh mà nhiều bộ phận còn có xu hướng lão hóa cũng nhanh.
Cô bé bắt đầu rụng tóc từ năm 7 tuổi, đi đứng như một bà già vào năm 8 tuổi và sau 10 tuổi thị lực của cô bé bắt đàu kém dần.
Hiện tượng bất thường này của con gái khiến bố mẹ vô cùng ngạc nhiên, sau khi được bác sĩ chẩn đoán, Tống Tiêu mắc chứng bệnh hiếm gặp - progeria. Căn bệnh này làm cho con người lão hóa rất nhanh. Nếu cứ tiếp tục phát triển như vậy thì một năm của cô bé sẽ lão hóa nhanh bằng 10 năm ở người bình thường khác.
Bệnh progeria là căn bệnh di truyền, không có thuốc điều trị, chỉ có thể điều trị bằng tế bào gốc. Vì vậy bác sĩ đã khuyên bố mẹ Tống Tiêu sinh thêm con để lấy máu cuống rốn của đứa trẻ chữa bệnh già sớm cho Tống Tiêu.
Để cứu sống con gái, bố mẹ Tống Tiêu đã sinh đứa con thứ hai, là một bé trai. Thật may mắn cậu bé rất khỏe mạnh.
Lúc này điều kỳ diệu cũng xuất hiện, đó là sau khi máu cuống rốn của em trai được cấy ghép thành công vào cơ thể Tống Tiêu, nó đã phát huy vai trò, bệnh của cô bé dần dần được khống chế.
Sự hồi phục của cô bé cũng khiến nhiều cư dân mạng xúc động, nhiều người đã gửi lời chúc phúc đến Tống Tiêu. Một số cư dân mạng cho rằng việc khám chuyên sâu về sản khoa là rất quan trọng, nếu bố mẹ mang gen bệnh nào đó (có thể là gen lặn) thì đứa trẻ sinh ra sẽ bị di truyền.
Bác sĩ cũng cho biết, progeria rất khó phát hiện khi thử thai. Nếu gia đình mang gen bệnh nào đó, cha mẹ phải khám sức khỏe chuyên sâu trước khi sinh con.
Tính mạng của Tống Tiêu tạm thời được cứu sống nhờ cấy máu cuống rốn của em trai mình, vậy chính xác thì máu cuống rốn là gì? Hiệu quả của nó như thế nào?
"Máu cuống rốn" là gì?
Máu cuống rốn là máu còn sót lại trong nhau thai và dây rốn sau khi thai nhi được sinh ra, nếu không cố tình lấy thì thường sẽ bị loại bỏ.
Khách quan mà nói, máu cuống rốn quả thực rất quý, bởi nghiên cứu đã phát hiện ra rằng máu cuống rốn chứa các tế bào gốc tạo máu rất quý giá, có thể dùng để cấy ghép chữa trị tới 80 loại bệnh.
Có cần thiết phải cứu lấy “máu cuống rốn” của trẻ?
Vì máu dây rốn rất quý nên cha mẹ có cần để dành “máu cuống rốn” của trẻ không? Trên thực tế, nhiều chuyên gia không khuyến cáo cha mẹ nên để dành máu cuống rốn.
Tuy nhiên cần xem xét trong khả năng cho phép, và xem xét nhu cầu thực sự. Bởi vì, trước hết, giá bảo quản máu cuống rốn không hề rẻ, là gánh nặng lớn đối với những gia đình có điều kiện kinh tế không mấy khả quan.
Thứ hai, việc sử dụng máu cuống rốn rất thấp. Cuối cùng, ngay cả khi đứa trẻ lớn lên mắc bệnh ác tính và cần được cấy ghép, phần lớn nó liên quan đến gen của chính nó, lúc này, máu cuống rốn của chính nó chắc chắn sẽ không đóng vai trò gì, thay vào đó, nó cần phải tìm máu dây rốn khỏe mạnh của người khác để cấy ghép.
Vì vậy, điều quan trọng nhất của mang thai và sinh con là cần phải làm tốt công tác khám sản khoa, sinh hoạt điều độ trước và trong lúc mang thai để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai nhi và mẹ.