Vì vậy, chỉ cần chịu khó quan sát các bà nội trợ có thể dễ dàng phát hiện ra thịt bị nhiễm giun sán để tránh.
|
Ảnh minh họa. I.T |
1. Quan sát thịt cơ vận động
Để nhận biết thịt nhiễm giun sán hãy quan sát những cơ vận động nhiều như: Cơ gốc lưỡi, cơ đùi, vai… Nếu có sán trong thịt thì bạn sẽ thấy những hạt màu trắng giống như hạt gạo nếp. Đó là ấu trùng sán, nó sẽ tập trung thành từng bọc trong thịt cơ. Thậm chí, đối với thịt có nhiều sán thì khi cắt thịt có thể làm rụng những trứng ấu trùng này ra ngoài. Vậy, khi chọn thịt đặc biệt đối với thịt cơ thì bạn nên chú ý quan sát kỹ, hoặc nếu mua thịt để đảm bảo hơn thịt lợn, thịt bò, thịt gà… có sán không cũng nên chú ý đến phần cơ này nhé.
2. Cắt thịt theo thớ dọc để phát hiện sán trong thịt
Thịt nhiễm giun sán còn một cách khác để phát hiện là cắt thịt theo thớ dọc. Khi cắt thịt theo thớ dọc bạn sẽ dễ dàng quan sát thấy những ổ ấu trùng sán nếu trong thịt có nhiễm sán. Cụ thể, nếu bạn thấy thớ thịt có hình sợi hoặc hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng nằm song song với thớ thịt thì đó là dấu hiệu cảnh báo thịt bị nhiễm giun sán.
|
Cắt thịt theo thớ dọc là 1 cách để nhận biết thit nhiễm sán. Ảnh minh họa: I.T |
3. Phát hiện nhiễm sán qua độ mềm của thịt
Một cách khác để nhận biết thịt nhiễm sán là sờ vào miếng thịt nhận biết qua độ mềm của thịt. Cụ thể, khi sờ vào miếng thịt bạn có cảm giác cứng, không có sự đàn hồi, không dẻo như bình thường nghĩa là miếng thịt đó khả năng bị nhiễm giun sán là rất cao. Không những thế, loại thịt này cũng thường là thịt đã để lâu và bị ướp hàn the, ure. Đây cũng là cách được cho là dễ dàng nhận biết thịt nhiễm giun sán nhanh và chính xác nhất.
Các nang sán, ấu trùng sán chỉ có thể bị tiêu diệt trong nước sôi 100 độ C và đun kỹ khoảng 10 phút, vậy nên trong quá trình chế biến thức ăn không nên ăn thịt chín tái. Đồng thời không mua những loại thịt sống được đặt trên bề mặt bẩn, chế biến thịt cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm để có 1 bữa ăn ngon và đảm bảo an toàn.