Nói đến nhồi máu cơ tim, ai cũng biết đau tức ngực và đổ mồ hôi nhiều là những triệu chứng điển hình. Nhưng một số trường hợp không dễ thấy mà có thể bị nhồi máu cơ tim. Khi đến tuổi trung niên, bạn phải hiểu rõ những tín hiệu này để đề phòng. Dưới đây là 12 dấu hiệu nhận biết bệnh nhồi máu cơ tim dễ bị bỏ qua.
Dấu hiệu 1: Ngực có cảm giác bị quấn băng chặt
Ngực có cảm giác bị quấn băng, hoặc có cảm giác bị gò bó, hãy đề phòng đây là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu 2: Đột ngột mất thính lực ở cả hai tai
Suy giảm thính lực hai tai có liên quan trực tiếp đến tình trạng tắc nghẽn tim mạch. Trong số những bệnh nhân lên cơn đau thắt ngực mà các bác sĩ tiếp xúc, nhiều người bị giảm thính lực, một số bị ù cả hai tai và các triệu chứng biến mất ngay sau ca phẫu thuật. Do đó, nghe kém đột ngột là một triệu chứng ban đầu của chứng đau tim, nhồi máu cơ tim.
|
12 dấu hiệu lên cơn đau tim, gọi cấp cứu ngay lập tức. - Ảnh minh hoạ. |
Dấu hiệu 3: Đau răng
Đau răng, có tồn tại bệnh lý răng miệng là triệu chứng đặc biệt dễ chẩn đoán nhầm và bỏ sót. Vì vậy, đối với nhóm nguy cơ cao bị đau răng, trước hết phải loại trừ vấn đề thiếu máu cục bộ cơ tim.
Dấu hiệu 4: Chóng mặt
Những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao thường bị chóng mặt. Chóng mặt lâu ngày là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu 5: Đau lòng bàn chân
Nhiều bệnh nhân đau tim, nhồi máu cơ tim cho biết họ bị đau ở gan bàn chân. Đau như châm cứu lòng bàn chân cũng là biểu hiện của cơn đau thắt ngực. Mặc dù triệu chứng này hiếm gặp, nhưng có hàng nghìn người vẫn bị triệu chứng này, phải chú ý cẩn thận.
Dấu hiệu 6: Đau xương bả vai
Có những bệnh nhân nhồi máu cơ tim có triệu chứng đau xương bả vai. Cơn đau biến mất sau đợt điều trị. Vì vậy, nhóm người nguy cơ cao hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim cần chú ý những cơn đau xương bả vai, đây có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu 7: Yếu tay trái
Yếu tay trái không phải là trường hợp cá biệt, nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim có biểu hiện khó chịu, đau nhức vùng xương đòn trái và tay trái, một số không gắng sức được, đi khám thì phát hiện ra là thiếu máu cơ tim. Các triệu chứng biến mất nhanh chóng sau khi cải thiện bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Dấu hiệu thứ 8: Nhức chân trái, tê và đau
Khi chân trái đau, tê, sưng, châm cứu, giác hơi đều vô ích nên đi khám tim mạch ngay, đặc biệt đối với nhóm người vốn có bệnh nền về tim mạch, đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu 9: Nhức đầu
Đau đầu và nhức phía sau đầu khi đang đi bộ có thể là do hẹp nặng và vôi hóa động mạch vành phải, nhóm nguy cơ cao khi bị đau đầu cần chú ý, đây có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu 10: Đột ngột lười biếng, mệt mỏi
Triệu chứng này phổ biến hơn ở những người cao tuổi. Nếu không có cảm giác khó chịu khác, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không muốn vận động, lười vận động, lúc này cần cảnh giác cao độ với vấn đề thiếu máu cơ tim.
Dấu hiệu 11: Đau quanh rốn
Đau quanh rốn dễ bị nhầm với đau bụng thông thường, thế nhưng nếu kiểm tra điện tâm đồ sẽ phát hiện nhồi máu cơ tim, dấu hiệu này có thể kết hợp với thời tiết lạnh, thân nhiệt thấp, tuổi tác và các triệu chứng. Cơn đau quanh rốn cần được chú ý nhiều hơn đối với nhóm nguy cơ nhồi máu cơ tim cao.
Dấu hiệu 12: Không thể mở mắt
Không thể mở mắt có thể là do động mạch xuống trước bị tắc 99%. Ngay sau khi phẫu thuật mở mạch máu, có thể mở được mắt. Tuy không thể xác minh được mối liên quan giữa thiếu máu cơ tim và đôi mắt nhưng mọi người nên chú ý, nếu đôi mắt đột nhiên không thể nhìn rõ, thậm chí không mở được thì cũng nên chú ý đến trái tim bé bỏng của mình.