Mặc cảm làm… ô nhiễm không khí xung quanh khiến người bị hôi chân có thể rơi vào trạng thái tinh thần suy giảm.
Chứng hôi chân trở nên tồi tệ hơn trong những ngày mưa
Giày, tất ẩm ướt là nguyên nhân phổ biến khiến bàn chân nặng mùi hơn.
Theo TS.BS. Trương Hồng Sơn (Viện y học ứng dụng Việt Nam), bàn chân của chúng ta là nơi tích tụ nhiều tế bào chết, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, thậm chí là nấm chân phát triển. Bàn chân trong mùa mưa lũ khó tránh tình trạng luôn ẩm ướt, nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách thì sẽ “nặng mùi” hơn bình thường.
|
Giày, tất ẩm ướt là nguyên nhân phổ biến khiến bàn chân nặng mùi hơn.
|
Bạn sẽ dễ bị ra mồ hôi chân hơn nếu bạn đi bộ cả ngày. Một thực tế chưa nhiều người nhận ra là, nếu bản thân bạn đang bị căng thẳng thì cũng có thể bị tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường. Vi khuẩn trên da sẽ phân giải mồ hôi khi nó được tiết ra từ lỗ chân lông. Mùi hôi sẽ được giải phóng khi mồ hôi bị phân hủy. Ngay cả khi bạn đã cởi giầy ra, vi khuẩn vẫn tiếp tục sinh sôi.
Tắm xong, đi tất đi giày ngay khi chân còn ẩm hay để giày trong tủ tối đều là những nguyên nhân góp phần tăng chứng hôi chân.
Mùa mưa lũ cũng dễ khiến bạn mắc phải các bệnh da liễu, chả hạn như nhiễm nấm móng chân. Và điều này cũng có thể dẫn đến hôi chân. Lưu ý, nếu chân không chỉ “bốc mùi” mà còn bị ngứa, bong da… bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để có hướng điều trị cụ thể.
Làm thế nào để hạn chế mùi hôi chân
Điều quan trọng số một là đôi chân luôn cần được vệ sinh sạch sẽ. Mỗi người nên hình thành thói quen chăm sóc đôi bàn chân với những khâu cơ bản như tẩy da chết, cắt ngắn móng, làm sạch phần da thừa ở khóe móng...
Ngâm chân với nước ấm là một biện pháp đơn giản vừa giúp bạn thư giãn vừa hạn chế tình trạng hôi chân. Nước ngâm chân nên thả chút muối với gừng giã nhỏ hoặc trà xanh, dấm táo để tăng hiệu quả khử mùi. Thời gian thích hợp nhất là sau bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ.
Sau khi ngâm chân, bạn nên dùng khăn sạch, khô lau kỹ hai bàn chân. Đặc biệt các khe chân cũng cần được lau khô cẩn thận.
|
Bàn chân được rửa sạch và lau khô là phép vệ sinh cơ bản khử mùi hôi chân.
|
1001 cách khử mùi hôi chân
Bạn có thể dùng phèn chua khử mùi hôi chân. Xay phèn thành bột. Rửa sạch và lau khô chân xong thì xoa phèn vào lòng bàn chân và các kẽ chân. Để như vậy trong vòng 10 phút, thực hiện từ 3 - 4 ngày liên tục sẽ giúp giảm tiết mồ hôi chân, đồng nghĩa mùi hôi giảm đáng kể. Thực tế cho thấy, những người bị hôi chân nặng đã thành công với phương pháp này sau khi áp dụng kiên trì trong gần 1 năm.
Phấn rôm em bé là một cách đơn giản để khử mùi hôi chân. Bàn chân cần được rửa sạch, thấm thật khô bằng khăn mềm. Sau đó, bạn rắc bột phấn rôm vào bàn chân, các kẽ chân để khử mùi.
Baking soda với tính năng hút ẩm cũng giúp chúng ta kiểm soát mồ hôi chân. Bạn có thể dùng baking soda để khử mùi hôi chân bằng cách lấy một lượng bột baking soda rồi cho vào gói giấy và đặt vào trong giày, để qua đêm.
Bã cà phê cũng có công dụng rất hiệu quả trong việc khử mùi hôi. Bạn có thể rang phần bã này, sau đó để nguội và xoa lên chân. Hoặc là bạn cho bã cà phê đã khô vào trong bọc giấy/ túi vải nhỏ và đặt vào trong giày, để qua đêm sẽ hút mùi hôi hiệu quả.
|
Bã cà phê giúp khử mùi hôi chân.
|
Bạn có bất ngờ khi biết kem đánh răng cũng được ứng dụng trong khử mùi hôi chân. Chỉ cần lấy một chút kem đánh răng, nhỏ vài giọt nước lên kem để tạo bọt rồi thoa lên bàn chân, để một lúc rồi rửa lại chân bằng nước sạch, lau khô.
Chuyên gia dinh dưỡng thì khuyên rằng thêm kẽm vào chế độ ăn của bạn có thể giúp loại bỏ mùi hôi chân. Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt bò, rau bina, đậu, bột yến mạch, ngũ cốc ăn sáng, nấm, hạnh nhân và hạt điều.
Chân hôi là bởi giày ướt
Chắc hẳn chưa nhiều người trong chúng ta quan tâm đúng mức đến đôi giày đi hàng ngày. Đặc biệt trong những ngày mưa ẩm hoặc sau khi tập thể thao, bạn cần vệ sinh giày cẩn thận.
Trong những ngày trời mưa, bạn có thể sử dụng sản phẩm bọc giày bằng nhựa, silicone để bảo vệ đôi giày khỏi bị ướt. Chọn tất có chất liệu bằng bông hay cotton, giúp thấm mồ hôi và hút ẩm dễ dàng hơn.
Mẹo nhỏ để hạn chế mùi hôi chân là không bao giờ đi cùng một đôi giày trong 2 ngày liên tiếp. Đôi giày của bạn cần ít nhất 24 giờ “để không” để đạt độ khô sạch cần thiết
Đi các loại dép hở ngón vào mùa hè và đi chân đất ở nhà vào buổi tối. Nguyên tắc này cũng nên được áp dụng trong mùa mưa lũ.