Bí quyết chống phá khóa cửa cuốn

Google News

(Kiến Thức) - Để chống phá khóa cửa cuốn, người dân nên chọn mua công nghệ mới bằng kỹ thuật mã nhảy. 

Hỏi: Tôi nghe nói có công nghệ phá khóa cửa cuốn. Vậy muốn an toàn thì người dân phải khắc phục thế nào? - Trần Văn Bình (Hà Nội).
 Ảnh minh họa.
KS Dương Quang Thắng, Công ty Cổ phần công nghệ Thái Hưng Khang, tư vấn: Để chống phá khóa cửa cuốn, người dân nên chọn mua công nghệ mới bằng kỹ thuật mã nhảy. Với công nghệ này, mỗi lần bấm nút khóa là mã thay đổi liên tục, tự động và không lặp lại. Mã số này được cài đặt bởi nhà sản xuất, số lượng có thể lên tới hàng tỷ mã số khác nhau. 
Đặc điểm của hệ thống khóa cửa công nghệ này đó là xác suất lặp lại khoảng một trên vài tỷ lần. Vì thế, để sử dụng thiết bị dò mã số, kẻ trộm phải mất hàng trăm năm thay vì như ba phút như công nghệ cũ. Còn để dò tín hiệu giống là không thể thực hiện. 
Vân Đài (ghi)

Bình luận(3)

Minh Hiền

Mai Hoa

Dạo này cái gì cũng nhiều loại, nhiều sản phẩm ghê, nói chung là muốn tốt phải bỏ nhiều tiền.

Minh Hiền

Trần Trân

Đọc xong tôi thấy chúng ta nên áp dụng công nghệ cửa cuốn mới nhằm làm giảm tình trạng trộm cướp như hiện nay.

Minh Hiền

Tuấn Minh

Công nghệ các bộ điều khiển từ xa (remote) đóng mở cửa cuốn, ô tô… bằng sóng radio phổ biến nhất hiện nay có hai loại: Mã cố định (fixed code) và mã biến đổi còn gọi là mã nhảy (rolling code). Sau đây là các "mổ xẻ” kỹ thuật: Kỹ thuật phá mã remote trong Fixed code, có ba bước chính là: dùng thiết bị sao chép tín hiệu (capturing signal) bằng một thiết bị thu sóng radio có dải tần số (300 đến 400Mhz). Sau đó dùng thiết bị giải điều chế tín hiệu thu được (decoding catured signal) rồi cuối cùng là mua một remote và cài mã đã sao chép này để sử dụng điều khiển mở cửa và không để lại dấu vết nào. Về kỹ thuật phá mã rolling code tuy có phức tạp hơn loại trên, nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được. Mấu chốt của kỹ thuật này là một thiết bị gây nhiễu tín hiệu sóng radio và phát lại tín hiệu đã thu. Cơ chế được minh họa theo giản đồ sau: theo kịch bản là khi chủ nhân dùng remote đóng hay mở cửa, máy thu phát của kẻ xâm nhập sẽ ngăn tín hiệu này (Jammer signal) đến bộ thu tín hiệu bằng cách gây nhiễu, nhưng đồng thời cũng thu và lưu toàn bộ tín hiệu này. Và chủ nhân không thấy cửa tác động, lập tức nhấn phím remote một lần nữa, máy thu lại thu tín hiệu này nhưng ngay sau đó phát lại tín hiệu thu lần 1, và cửa sẽ tác động ngay. Tín hiệu thu được lần 2 chính là tín hiệu lưu trữ sẽ được phát lại bằng máy phát khi Hacker sử dụng để xâm nhập vào bên trong cửa. Như vậy, khi bạn dùng remote mã hóa rolling code đóng mở cửa, nếu nhấn lần đầu cửa chưa mở thì đến 99% là bạn đang bị kẻ gian theo dõi để phá mã và sẽ sử dụng khi bạn mất cảnh giác hay đi vắng dài ngày.