Đó là nhận định của ThS Hà Xuân Hòa, Viện Điện, Đại học Bách khoa Hà Nội sau sự việc cháu bé bị chết do bố đóng cửa kéo tự động.
- Đó là nhận định của ThS Hà Xuân Hòa, Viện Điện, Đại học Bách khoa Hà Nội sau sự việc cháu bé bị chết thảm do bố đóng cửa kéo tự động.
ThS Hà Xuân Hòa phân tích: Tùy vào loại cửa lớn hay bé cửa sắt tự động sẽ sử dụng mô tơ kéo có lực khá mạnh. Thông thường, công suất đẩy của một mô tơ từ 1 đến 2 sức ngựa. Với sức đẩy này khi bị kẹt người lớn cũng rất khó thoát ra và bị gây đau đớn chứ không gì con trẻ.
Ở độ tuổi 4 – 10, trẻ không thể dãy dụa được. Cùng với đó, mô tơ còn cho phép mức quá tải lên gấp đến 200%. Tức nếu không có điều khiển ngắt kịp thời thì lực chèn ép trong thời gian ngắn có thể lên đến 2 – 3 sức ngựa. Lúc này người lớn khó có thể thoát và nguy cơ thiệt mạng là rất cao.
Để tránh nguy cơ có thể diễn ra, nhất là các loại cửa cuốn, kéo tự động bằng điện đời cũ nên lắp thêm thiết bị cảm biến vật cản. Quá trình lắp không quá khó khăn mặc dù phải can thiệt vào nguồn điện và chương trình của bộ điều khiển. Khi gặp vật cản, thiết bị cảm biến sẽ báo bằng cách rú lên ở bộ đàm nhằm báo cho người cầm điều khiển biết, đồng thời tự ngắt điện hoặc mở lại cửa.
Thu Hiền
[links()]