Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Current Biology, não bộ có thể xử lý thông tin và chuẩn bị cho các hành động trong khi con người ngủ, đưa ra quyết định một cách hiệu quả khi chúng ta tỉnh giấc. Giấc ngủ là một hình thức tiếp thu thông tin mới. Các nhà khoa học đã tiến hành một thử nghiệm đặc biệt, cho vài người nằm trên giường trong phòng tối, phân loại những câu nói được nghe bằng cách ấn một trong hai nút. Kết quả: Những người tình nguyện đã đi vào giấc ngủ không thể ấn được nút phân loại, nhưng thông qua điện não đồ (EEG), các nhà khoa học thấy rằng những phần riêng biệt của bộ não chịu trách nhiệm điều khiển ấn nút trái hoặc phải vẫn tiếp tục sáng lên khi nghe những câu nói trong cuộc thử nghiệm, đồng nghĩa bộ não vẫn tiếp tục công việc đó. Giấc ngủ có thể giúp con người củng cố và tăng cường trí nhớ. Các nhà khoa học trường Đại học New York, Mỹ tiến hành nghiên cứu về giấc ngủ và bộ nhớ. Họ nhận thấy giấc ngủ có thể giúp các nơron thần kinh tạo ra sự kết nối đặc trưng với các nhánh của tế bào đuôi gai và giúp tăng cường trí nhớ. Trong khi con người ngủ, não bộ sẽ hình thành những ký ức mới, củng cố những ký ức cũ, và liên kết với những ký ức trước đó. Do đó, việc thiếu nghỉ ngơi có thể gây ảnh hưởng đến vùng hippocampus, vùng não liên quan đến việc tạo ra và củng cố trí nhớ. Não bộ vẫn có thể sáng tạo khi bạn ngủ. Giấc ngủ của con người được cho là năng lượng giúp não bộ thêm sáng tạo. Trong trạng thái nghỉ ngơi vô thức, não bộ tạo ra các kết nối mới (những kết nối có lẽ sẽ không được thực hiện trong trạng thái tỉnh táo). Các nhà nghiên cứu tại Trường đại học California tại Berkeley, Mỹ cho rằng, sau khi thức dậy từ giấc ngủ, con người có 33% khả năng kết nối các ý tưởng trong giấc mơ và hiện tại cho ra đời những phát minh mới. Não bộ loại bỏ độc tố khi con người ngủ. Một loạt các nghiên cứu năm 2013 cho thấy, giấc ngủ có thể cung cấp cho não bộ một cơ hội để làm vệ sinh, giúp làm sạch não. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Rochester, Mỹ, cho biết nếu chúng ta không ngủ đủ giấc, não không có đủ thời gian để giải phóng độc tố, có thể gồm những độc tố thúc đẩy các bệnh đáng sợ như Parkinson và Alzheimer. Não bộ học hỏi và ghi nhớ cách thức thực hiện các nhiệm vụ vật lý trong khi ngủ. Theo các nhà khoa học, bộ não vẫn thực hiện việc lưu trữ thông tin vào bộ nhớ dài hạn thông qua trục giấc ngủ. Quá trình ghi nhớ trên có thể đặc biệt hữu ích để lưu trữ các thông tin liên quan đến các nhiệm vụ vật lý, như cách lái xe, cách đong đưa một cây vợt tennis hoặc tập luyện một điệu nhảy mới. Trong giấc ngủ REM (trạng thái lúc gần như còn tỉnh táo đến giấc ngủ sâu), não bộ sẽ chuyển ký ức ngắn trở thành những ký ức lâu dài. Nhà khoa học James B. Maas, người chuyên nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học Cornell cho biết: “Thực hành trong khi ngủ là hoạt động cần thiết để tiến bộ. Nếu bạn muốn khả năng chơi golf của mình đi lên, hãy ngủ lâu hơn để cho não luyện tập”.
Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Current Biology, não bộ có thể xử lý thông tin và chuẩn bị cho các hành động trong khi con người ngủ, đưa ra quyết định một cách hiệu quả khi chúng ta tỉnh giấc. Giấc ngủ là một hình thức tiếp thu thông tin mới.
Các nhà khoa học đã tiến hành một thử nghiệm đặc biệt, cho vài người nằm trên giường trong phòng tối, phân loại những câu nói được nghe bằng cách ấn một trong hai nút. Kết quả: Những người tình nguyện đã đi vào giấc ngủ không thể ấn được nút phân loại, nhưng thông qua điện não đồ (EEG), các nhà khoa học thấy rằng những phần riêng biệt của bộ não chịu trách nhiệm điều khiển ấn nút trái hoặc phải vẫn tiếp tục sáng lên khi nghe những câu nói trong cuộc thử nghiệm, đồng nghĩa bộ não vẫn tiếp tục công việc đó.
Giấc ngủ có thể giúp con người củng cố và tăng cường trí nhớ. Các nhà khoa học trường Đại học New York, Mỹ tiến hành nghiên cứu về giấc ngủ và bộ nhớ. Họ nhận thấy giấc ngủ có thể giúp các nơron thần kinh tạo ra sự kết nối đặc trưng với các nhánh của tế bào đuôi gai và giúp tăng cường trí nhớ.
Trong khi con người ngủ, não bộ sẽ hình thành những ký ức mới, củng cố những ký ức cũ, và liên kết với những ký ức trước đó. Do đó, việc thiếu nghỉ ngơi có thể gây ảnh hưởng đến vùng hippocampus, vùng não liên quan đến việc tạo ra và củng cố trí nhớ.
Não bộ vẫn có thể sáng tạo khi bạn ngủ. Giấc ngủ của con người được cho là năng lượng giúp não bộ thêm sáng tạo. Trong trạng thái nghỉ ngơi vô thức, não bộ tạo ra các kết nối mới (những kết nối có lẽ sẽ không được thực hiện trong trạng thái tỉnh táo).
Các nhà nghiên cứu tại Trường đại học California tại Berkeley, Mỹ cho rằng, sau khi thức dậy từ giấc ngủ, con người có 33% khả năng kết nối các ý tưởng trong giấc mơ và hiện tại cho ra đời những phát minh mới.
Não bộ loại bỏ độc tố khi con người ngủ. Một loạt các nghiên cứu năm 2013 cho thấy, giấc ngủ có thể cung cấp cho não bộ một cơ hội để làm vệ sinh, giúp làm sạch não.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Rochester, Mỹ, cho biết nếu chúng ta không ngủ đủ giấc, não không có đủ thời gian để giải phóng độc tố, có thể gồm những độc tố thúc đẩy các bệnh đáng sợ như Parkinson và Alzheimer.
Não bộ học hỏi và ghi nhớ cách thức thực hiện các nhiệm vụ vật lý trong khi ngủ. Theo các nhà khoa học, bộ não vẫn thực hiện việc lưu trữ thông tin vào bộ nhớ dài hạn thông qua trục giấc ngủ. Quá trình ghi nhớ trên có thể đặc biệt hữu ích để lưu trữ các thông tin liên quan đến các nhiệm vụ vật lý, như cách lái xe, cách đong đưa một cây vợt tennis hoặc tập luyện một điệu nhảy mới.
Trong giấc ngủ REM (trạng thái lúc gần như còn tỉnh táo đến giấc ngủ sâu), não bộ sẽ chuyển ký ức ngắn trở thành những ký ức lâu dài. Nhà khoa học James B. Maas, người chuyên nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học Cornell cho biết: “Thực hành trong khi ngủ là hoạt động cần thiết để tiến bộ. Nếu bạn muốn khả năng chơi golf của mình đi lên, hãy ngủ lâu hơn để cho não luyện tập”.