|
Trong Đông y, nhiều món ngon từ khổ qua có thể giúp trị tiểu đường. Ảnh minh họa. |
Từ xưa y học cổ truyền chẩn đoán bệnh tiểu đường (TĐ) thường dựa vào yếu tố xã hội cộng đồng. Ngày nay, TĐ có thể thuyên giảm nếu người bệnh ăn uống khoa học, nhất là việc dùng một số món ăn, bài thuốc dân gian có khổ qua (mướp đắng).
Người có nguy cơ cao TĐ, thường ở người tầng lớp nhà giàu có "Vua chúa", còn gọi TĐ là bệnh nhà giàu. Dựa vào biểu hiện triệu chứng như uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, gầy sút, hay người mập phì, mệt mỏi, tiểu có kiến bâu, mạch huyền xác... đều là cơ sở chẩn đoán bệnh TĐ và có nguy cơ tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh có thể thuyên giảm nếu người bệnh ăn uống khoa học.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người TĐ, phải cân đối thành phần dinh dưỡng như chất bột đường "gluxit" nên ăn khoảng 60 - 66% năng lượng. Chất đạm "protit" nên ăn khoảng 15 - 20% năng lượng. Chất béo "lipit" nên ăn khoảng 15 - 20%, ngoài ra cần ăn các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vi chất magiê và kẽm. Sau đây là một số món ăn, bài thuốc dân gian thường dùng khổ qua (mướp đắng).
Món canh khổ qua nhồi thịt: Bằng cách khổ qua 1 - 2 trái, thịt ba chỉ bầm nhỏ gia vị vừa đủ nhồi vào ruột trái ninh nhừ, ăn tuần vài lần.
Món khổ qua xào trứng: Bằng cách khổ qua thái lát xào với trứng cho thêm gia vị vừa đủ tuần ăn vài lần.
Món ốc nhồi bung chuối: Bạn dùng chuối xanh thái miếng nhỏ nấu cùng ốc nhồi, cho gia vị vừa đủ, ăn ngon mà có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Ngoài ra các nhà dinh dưỡng còn khuyến cáo nên dùng nguồn cung cấp bột đường "gluxit" tốt nhất là gạo lứt, ngô, tươi, mới, bánh mỳ đen... Nguồn cung cấp chất đạm "lipit" tốt nhất đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu mè các loại... Nguồn cung cấp chất béo "lipit" tốt nhất dầu mè, dầu đậu phụng, dầu thực vật. Thịt nên ăn loại thịt có tính mát mát như thịt thỏ, thịt vịt, thịt heo, lươn, trạch... Hải sản như hải sâm, bào ngư... đó là những món ăn bài thuốc dược thiện vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm rất tốt cho bệnh TĐ. Ngoài ra, cũng cần chọn thức ăn điều chỉnh " theo đối chứng trị liệu" như sau.
- Nếu TĐ do (phế nhiệt) nên ăn những vị mát phế sinh tân dịch bớt khát như đậu bắp, rau má, củ đậu.... uống nước atisô, mạch môn...
- Nếu TĐ do (vị nhiệt): Nên ăn mát vị nhuận trường như rau đay, mồng tơi, cà chua, cà tím, uống nước bột sắn dây..
- Nếu TĐ do (thận âm hư): Nên ăn bổ thận âm như đậu đem, mè đen, nếu (thận khí ) suy ăn vị bổ dương, ích khí như thịt dê, thịt gà.