Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: Kiến nghị lên quốc hội

Google News

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ chìm ca nô ở Cần Giờ, giám đốc doanh nghiệp đã có đơn kiến nghị lên Quốc Hội và các Đại biểu quốc hội, cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, ủy ban mặt trận tổ quốc và các thành viên của mặt trận.

Liên quan đến vụ chìm ca nô ở Cần Giờ, mới đây, ông Vũ Văn Đảo (Bí thư Chi bộ, Chủ tịch, Giám đốc doanh nghiệp, Thường trú: 97/7 Lê Hồng Phong, Phường 7, Tp. Vũng Tàu) đã có đơn kiến nghị lên Quốc Hội và các Đại biểu quốc hội, cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, ủy ban mặt trận tổ quốc và các thành viên của mặt trận.
Trong vụ án ông Vũ Văn Đảo (SN 1968, quê Hải Phòng – Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Séc) và ông Đinh Văn Quyết (SN 1980, quê Nam Định – Giám đốc Công ty Cổ phần Vũng Tàu- Maria) tiếp tục bị đề nghị truy tố tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”.
Vu chim ca no o Can Gio: Kien nghi len quoc hoi
Một ca nô đóng bằng công nghệ mới PPC của Công ty Việt Séc. (Ảnh: VOV.VN).
Ông Đảo kiến nghị Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử thực hiện trách nhiệm luật quy định trong việc giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định.
Ông Đảo cho rằng, suốt 5 năm qua ông phải sống trong sự dằn vặt sau vụ tai nạn giao thông đường thủy xảy ra ngày 2/8/2013 tại Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.
Ông Đảo cho rằng, vụ án đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật tố tụng ngay từ khi khởi tố, điều tra. "Để có cái nhìn chính xác về vấn đề này, Tôi kiến nghị Quốc hội tiến hành một cuộc kiểm tra" - ông Đảo nói.
Ông Đảo giải trình cho lý luận trên, khi có đơn thư khiếu kiện vi phạm pháp luật tố tụng thay vì xác minh làm rõ thì các cơ quan, tổ chức nhà nước, đại biểu dân cử lại chuyển về cho đúng nơi vi phạm xử lý và xem đó là thẩm quyền của các cơ quan tố tụng, chính vì điều này mà cơ quan tố tụng có thể có dấu hiệu vi phạm. 
Trong vụ án cano Cần Giờ, Quốc hội, các Đoàn đại biểu và các Vị đại biểu Quốc hội cũng đã có nhiều ý kiến, kiến nghị, chuyển đơn của ông, các doanh nghiệp, chi bộ đảng đến các cơ quan tố tụng TP HCM, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương (Bộ Công an, VKSNDTC) nhưng cuối cùng tất cả đơn thư vẫn về nơi vi phạm xử lý và câu trả lời của cơ quan tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn là không có vi phạm tố tụng.
Điều vị giám đốc này mong mỏi là Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử thực hiện chức năng giám sát hoạt động tư pháp một cách quyết liệt theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và luật hoạt động giám sát của Quốc hội
 Ông Đảo cho rằng, bản thân ông và ông Đinh Văn Quyết (bị can thứ 2 trong vụ án) là hai đảng viên, là các lãnh đạo doanh nghiệp hàng ngày phải lo việc làm cho hàng trăm lao động nhưng lại đang phải nhưng vẫn nơm nớp nỗi lo về vụ án hơn 5 năm qua, bị cấm xuất cảnh, bị tạm đình chỉ sinh hoạt đảng, chi bộ 5 năm qua không có bí thư. Vậy nên, ông mong muốn các Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh sớm làm rõ sự việc.
PV

>> xem thêm

Bình luận(0)