Đây là một phần của dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1) và là hầm metro đầu tiên được thi công bằng robot TBM khoan vào lòng đất từ nhà ga Ba Son đến ga nhà hát TP.Robot TBM được sản xuất tại Nhật Bản có giá khoảng 4 triệu USD, được đưa về Việt Nam lắp ráp mất 3 tháng. Nó gồm đầu máy và dàn xe điều khiển, xe điện dài 70m và nặng khoảng 300 tấn.Robot TBM sẽ khoan hai đường hầm metro từ nhà ga Ba Son về nhà ga Nhà hát TP dài 781m, mỗi đường hầm có đường kính 6,8m cho một chiều, là một đường ray.Ngày 26/5, robot TBM đã chính thức vận hành. Đến nay, sau gần 5 tháng thi công, robot đã gần tiếp cận ga nhà hát TP khi hoàn thành đào hơn 700m đường hầm.Theo đại diện nhà thầu thi công, trung bình mỗi ngày, 30 công nhân chia làm 2 ca đào được hơn 10m hầm.Trong quá trình đào hầm, cứ khoan được 1,2m, robot TBM dừng khoan và chuyển sang lắp đặt các tấm bêtông làm vỏ hầm. Theo nhà thầu thì, hoàn thiện ngay đường hầm tới đâu, thì các vỏ hầm hình cung bằng bê tông cốt thép (được đúc sẵn ở công trình khác) được đưa đến để được lắp vào tới đó.Những tấm vỏ hầm dài 1,2m, nặng từ 2,5 đến 3 tấn được cần cẩu điều khiển bằng tay đưa từ trên mặt đất xuống hầm để vào vị trí lắp ráp.Các công nhân sẵn sàng dùng đinh vít hình cung để gắn kết các tấm vỏ với nhau. Mỗi tấm bê tông đều đúc sẵn lỗ vít gắn móc.Dù là hầm nhưng suốt từ miệng hầm vào sâu bên trong là hệ thống đèn chiếu sáng trưng. Những bóng đèn đỏ, vàng gắn trên robot TBM được bố trí đều khắp. Xen kẽ nhiều chỗ còn có những chiếc đèn công suất lớn.
Vì thế, mọi ngóc ngách trong đường hầm đều được sáng rõ.Trong quá trình đào đất, lắp vỏ hầm... trung tâm điều khiển hiển thị các thông số kỹ thuật để kỹ sư theo dõi.Sau gần 150 ngày robot TBM xuyên lòng đất, đến nay hình hài hầm metro đầu tiên ở TP.HCM đã lộ diện. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2017, TBM sẽ hoàn thành hầm đầu tiên, sau đó sẽ khoan đường hầm thứ hai trong năm 2018.
Đây là một phần của dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1) và là hầm metro đầu tiên được thi công bằng robot TBM khoan vào lòng đất từ nhà ga Ba Son đến ga nhà hát TP.
Robot TBM được sản xuất tại Nhật Bản có giá khoảng 4 triệu USD, được đưa về Việt Nam lắp ráp mất 3 tháng. Nó gồm đầu máy và dàn xe điều khiển, xe điện dài 70m và nặng khoảng 300 tấn.
Robot TBM sẽ khoan hai đường hầm metro từ nhà ga Ba Son về nhà ga Nhà hát TP dài 781m, mỗi đường hầm có đường kính 6,8m cho một chiều, là một đường ray.
Ngày 26/5, robot TBM đã chính thức vận hành. Đến nay, sau gần 5 tháng thi công, robot đã gần tiếp cận ga nhà hát TP khi hoàn thành đào hơn 700m đường hầm.
Theo đại diện nhà thầu thi công, trung bình mỗi ngày, 30 công nhân chia làm 2 ca đào được hơn 10m hầm.
Trong quá trình đào hầm, cứ khoan được 1,2m, robot TBM dừng khoan và chuyển sang lắp đặt các tấm bêtông làm vỏ hầm. Theo nhà thầu thì, hoàn thiện ngay đường hầm tới đâu, thì các vỏ hầm hình cung bằng bê tông cốt thép (được đúc sẵn ở công trình khác) được đưa đến để được lắp vào tới đó.
Những tấm vỏ hầm dài 1,2m, nặng từ 2,5 đến 3 tấn được cần cẩu điều khiển bằng tay đưa từ trên mặt đất xuống hầm để vào vị trí lắp ráp.
Các công nhân sẵn sàng dùng đinh vít hình cung để gắn kết các tấm vỏ với nhau. Mỗi tấm bê tông đều đúc sẵn lỗ vít gắn móc.
Dù là hầm nhưng suốt từ miệng hầm vào sâu bên trong là hệ thống đèn chiếu sáng trưng. Những bóng đèn đỏ, vàng gắn trên robot TBM được bố trí đều khắp. Xen kẽ nhiều chỗ còn có những chiếc đèn công suất lớn.
Vì thế, mọi ngóc ngách trong đường hầm đều được sáng rõ.
Trong quá trình đào đất, lắp vỏ hầm... trung tâm điều khiển hiển thị các thông số kỹ thuật để kỹ sư theo dõi.
Sau gần 150 ngày robot TBM xuyên lòng đất, đến nay hình hài hầm metro đầu tiên ở TP.HCM đã lộ diện. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2017, TBM sẽ hoàn thành hầm đầu tiên, sau đó sẽ khoan đường hầm thứ hai trong năm 2018.