Theo thông tin từ Trường Đại học Y Hà Nội, từ năm học 2022 - 2023, trường ĐH Y Hà Nội sẽ tăng học phí theo lộ trình được quy định tại Nghị định mới của Chính phủ (Nghị định 84, ban hành năm 2021 về cơ chế thu và quản lý học phí... thay thế Nghị định 86).
So với năm học 2021 - 2022, học phí năm học này của trường ĐH Y Hà Nội tăng từ gần 30% đến 71%. Nhóm y dược (Y khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng) và Răng - Hàm - Mặt tăng cao nhất từ 1.430.000đ/tháng/sinh viên lên 2.450.000đ/tháng/sinh viên. Trong khi đó, mức tăng của chương trình Điều dưỡng tiên tiến lại không đáng kể, từ 3.146.000đ/tháng/sinh viên lên 3.700.000đ/tháng/sinh viên.
Đối với đào tạo đại học (ĐH) chính quy, học phí ngành Y khoa và Răng - Hàm - Mặt, Y học cổ truyền, Y học cổ truyền có mức học phí cao nhất trong các ngành đào tạo của trường ĐH Y Hà Nội là 2.450.000đ/tháng/sinh viên. Các ngành còn lại, học phí là 1.850.000đ/tháng/sinh viên.
Hệ cử nhân vừa học vừa làm cũng có mức điều chỉnh khá thấp. Đối với đào tạo trong giờ hành chính tăng từ 2.750.000đ/tháng/sinh viên lên 2.775.000đ/tháng/sinh viên; ngoài giờ hành chính tăng từ 3.465.000đ/tháng/sinh viên lên 3.500.000đ/tháng/sinh viên.
Như vậy, bắt đầu mức tăng học phí này đối với trường ĐH Y Hà Nội vẫn đang được áp dụng với trường chưa tự chủ. Nếu trường được tự chủ, mức học phí sẽ tăng ít nhất gấp đôi so với mức học phí này.
Năm học 2021 - 2022, Đại học Y Hà Nội tuyển 1.150 sinh viên, sử dụng hai phương thức chính để xét tuyển, gồm dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT áp dụng với tất cả ngành và xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế đối với ngành Y khoa đào tạo tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Đại học Y Hà Nội xét tuyển kết hợp.
|
Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội 2021.
|
Điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, trong đó Y khoa lấy cao nhất - 28,85.
Đại học Y Hà Nội còn xét tuyển ngành Y khoa bằng phương thức kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, điểm chuẩn 27,5.
Ngành có điểm trúng tuyển thấp nhất vẫn là Điều dưỡng ở phân hiệu Thanh Hóa - 23,2.