Thông tin mới vụ 21 học sinh nghi ngộ độc do uống trà sữa

Google News

Liên quan vụ 21 học sinh đau bụng, buồn nôn sau khi uống trà sữa ở Gia Lai, cơ quan chức năng vừa công bố kết quả kiểm nghiệm của mẫu trà sữa.

Sáng 26/9, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đã có kết luận vụ việc hàng chục học sinh Trường THCS Tôn Đức Thắng (phường Thống Nhất, thành phố Pleiku) đau bụng và nôn sau khi uống trà sữa Cô Ba Sài Gòn. Theo kết luận của cơ quan chức năng, đây không phải là vụ ngộ độc thực phẩm. 
Thong tin moi vu 21 hoc sinh nghi ngo doc do uong tra sua
Lực lượng chức năng kiểm tra, lấy mẫu ở tủ cấp đông của cửa hàng trà sữa. Ảnh: Công Thương. Ảnh ĐSPL
Căn cứ hồ sơ điều tra, xác minh thông tin, kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm, kết quả kiểm nghiệm bệnh phẩm, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Gia Lai kết luận đây không phải là vụ ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân các học sinh bị đau bụng, buồn nôn có thể là do say nước trà - một thành phần để chế biến trà sữa.
Trước đó, vào sáng 16/9, khi Ban Đại diện Cha mẹ học sinh lớp 7.1 - Trường THCS Tôn Đức Thắng mua trà sữa thập cẩm để tổ chức Tết Trung thu cho các em. Có 45 học sinh tham gia, mỗi học sinh được phát 1 ly trà sữa, nhưng chỉ có 34 em đã uốn.
Sau khi uống khoảng 15 phút, có 21 em đau bụng, buồn nôn, nôn ói. Trong số này, có 2 em nhập viện điều trị với chẩn đoán viêm ruột và viêm đại tràng không rõ nguyên nhân; 19 em được gia đình đưa về nhà theo dõi.
Sau khi xảy ra vụ việc, cơ quan chức năng đã lấy mẫu trà sữa mà 11 em học sinh chưa uống gửi Trung tâm Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm khu vực Tây Nguyên (Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên) để kiểm nghiệm tìm nguyên nhân.
Liên quan đến vụ việc, ngày 18/9, tiệm chè và trà sữa Cô Ba Sài Gòn trên đường Phùng Hưng, TP Pleiku đã phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động sau khi có nghi vấn trà sữa tại đây gây ngộ độc cho hàng chục học sinh.
Nói về say trà, Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM cho hay: Trong trà có 3 chất có thể khiến bạn "say": catechin, theanine và caffein. Đây là các chất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một số người do cơ địa lại không dung nạp với 1 trong 3 chất, thậm chí có thể cả 3.
Các biểu hiện say trà khá giống say cà phê: buồn nôn, chóng mặt, bồn chồn, tay chân run, vã mồ hôi lạnh… Tuy nhiên, người say trà thường kèm theo hạ đường huyết khá nặng, nên bạn cảm thấy muốn ngất.
Khi bị say trà, cần nghỉ ngơi, uống bù nước, xoa ấm bàn tay, bàn chân, day ấn các huyệt Thái dương (hai bên thái dương), Ấn đường (giữa trán), Bách hội (đỉnh đầu), Phong trì (hõm 2 bên gáy), sẽ bớt khó chịu. Ngoài ra, có thể pha nước gồm 3 món chanh, gừng, đường để ổn định nhịp tim; ăn kẹo, mứt, bánh để khắc phục tình trạng hạ đường huyết. Cơn say trà sẽ lâu khỏi và có nguy cơ bị ngất do hạ đường huyết.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bưởi có thể gây ngộ độc thuốc:
 
Bình Nguyên (t/h)

>> xem thêm

Bình luận(0)