Sau khi dự án đường Vành đai 4 được Quốc hội thông qua và ra Nghị quyết thực hiện, UBND thành phố đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư dự án.
Được biết, Bí thư Thành ủy Hà Nội được cử làm Trưởng Ban chỉ đạo, các đồng chí Phó Bí thư trong đó có Chủ tịch UBND thành phố khi được kiện toàn sẽ là phó ban. Các Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội sẽ làm trưởng các tổ công tác chuyên ngành.
|
Sơ đồ dự án đường Vành đai 4. |
Thành phố xác định thời gian thực hiện dự án khoảng 5 năm, thời gian bắt đầu thực hiện là từ năm 2022,
Đề cập tuyến đường được Thành ủy Hà Nội yêu cầu GPMB có đoạn từ 125 đến 130 mét mặt cắt ngang, trong khi dự án đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô phục vụ cho giao thông đường bộ được lập chỉ là 90 mét, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, ngoài 90 mét mặt đường cắt ngang phục vụ giao thông, Hà Nội sẽ giải phóng mặt bằng thêm diện tích một bên đường với dải đất có mặt cắt ngang rộng khoảng 30-35 mét để làm quỹ dự trữ, quỹ đất này sẽ chạy dọc theo hành lang tuyến đường đoạn qua Hà Nội.
Mục đích bố trí quỹ đất này, theo đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, là để xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị chạy theo hành lang phía Đông và phía Tây thành phố. Hai tuyến này gồm: Tuyến đường sắt Vành đai phía Đông kết nối Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi (có tiến độ đầu tư trước năm 2030) và tuyến Vành đai phía Tây kết nối Ngọc Hồi - Thạch Lỗi (có tiến độ đầu tư, xây dựng giai đoạn 2030-2050).
Để xây dựng tuyến đường Vành đai 4 với thiết kế, mặt bằng được giải phóng như trên, đại diện đơn vị Tư vấn dự án cho biết, đường Vành đai 4- Vùng thủ đô có 1.341 ha đất nằm trong diện phải GPMB. Trong đó riêng trên địa phận thành phố Hà Nội là 741 ha. Phân tích các loại đất phải GPMB, đơn vị Tư vấn cho biết, đất trồng lúa chiếm diện tích lớn nhất với khoảng 816 ha, tiếp đến là đất nông nghiệp khác khoảng 258 ha. Ít nhất là đất dân cư khoảng 58 ha. Số hộ dân phải thực hiện phương án di dời, tái định cư tại 2 tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội khi thực hiện dự án Vành đai 4- Vùng thủ đô vào khoảng trên 1.000 hộ.