Rà soát, bổ sung quy định hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Google News

Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong phát hành, chào bán chứng khoán.

Sáng 29/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia.
Ra soat, bo sung quy dinh hanh vi thao tung thi truong chung khoan
 Ông Hồ Đức Phớc  trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Ảnh: QH.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Ông Hồ Đức Phớc cho biết, trước sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, các văn bản pháp luật về tài chính cũng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nên cần phải được rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung. Chính phủ đã rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và xác định 7 luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Mục đích quan trọng xây dựng luật là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kiểm tra, giám sát. Thúc đẩy đơn giản hóa thủ tục hành chính và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số; xóa bỏ cơ chế xin - cho. Đặc biệt, khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công, nguồn lực Nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực hợp pháp khác.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nhóm quy định về nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán gồm: các quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; quy định chào bán chứng khoán ra công chúng; quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ; quy định về công ty đại chúng;
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm hiệu quả phòng ngừa, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán, gồm: Bổ sung quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ, tài liệu báo cáo; Sửa đổi, bổ sung quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Sửa đổi, bổ sung quy định về hủy bỏ đợt chào bán.
Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung nhóm các quy định để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán với mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, cụ thể là hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện được hoạt động bù trừ, thanh toán các giao dịch chứng khoán trên thị trường theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ra soat, bo sung quy dinh hanh vi thao tung thi truong chung khoan-Hinh-2
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: QH. 
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội nhất trí sự cần thiết sửa đổi, bổ sung dự án Luật. Điều này để thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa các nguồn lực nhà nước, ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK): Cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí bổ sung thao túng TTCK là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và TTCK quy định tại Điều 12 của Luật hiện hành. Quy định này thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 211 của Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, đa số ý kiến đề nghị cần rà soát, bổ sung quy định các hành vi được coi là thao túng TTCK khi được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền, tránh trường hợp quy định tại luật các dấu hiệu về hành vi bị nghiêm cấm có tính chất tương đồng với các hoạt động nghiệp vụ thông thường của các công ty chứng khoán, các thành viên thị trường, nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán khi được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền. Tránh trường hợp quy định tại luật các dấu hiệu về hành vi bị nghiêm cấm có tính chất tương đồng với các hoạt động nghiệp vụ thông thường của các công ty chứng khoán, các thành viên thị trường, nhà đầu tư khi tham gia thị trường.
Liên quan điều kiện và hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng, cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí với đề xuất sửa đổi, bổ sung Điểm g Khoản 3 Điều 15 của luật hiện hành theo hướng một trong các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng là đáp ứng quy định của Chính phủ về đại diện người sở hữu trái phiếu, hệ số nợ, giá trị phát hành trên vốn chủ sở hữu và có xếp hạng tín nhiệm.
Nhưng theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh, quy định về xếp hạng tín nhiệm đã có từ luật hiện hành, nhưng đến nay việc triển khai chưa đạt hiệu quả cao, số lượng các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm còn hạn chế, đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh việc áp dụng xếp hạng tín nhiệm tổ chức phát hành, tiến tới xếp hạng tín nhiệm về trái phiếu phát hành như một số nước để bảo đảm tính công khai, minh bạch.
Mai Loan

>> xem thêm

Bình luận(0)