Nói lời sau cùng, ông Trầm Bê cảm ơn VKS đính chính cho mình

Google News

Dù được HĐXX cho ngồi trình bày lời nói sau cùng vì lý do sức khỏe nhưng ông Trầm Bê vẫn đứng cảm ơn VKS đã đính chính cho ông.

Chiều 29/7, TAND TP.HCM kết thúc phần tranh luận Dương Thanh Cường (cựu tổng giám đốc Công ty Bình Phát, Chủ tịch HĐQT Công ty Thanh Phát) lừa đảo và Trầm Bê (cựu phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Nam) cùng đồng phạm cho vay sai gây thất thoát 505 tỉ đồng.
Theo thông báo, phiên tòa sẽ tiếp tục làm việc vào chiều mai 30/9.
Trước khi vào nghị án, HĐXX cho các bị cáo nói lời sau cùng. Bị cáo Cường cho rằng lỗi là do ngân hàng. Bị cáo đã tất toán món vay từ năm 2010 mà hai năm vẫn không xử lý tài sản hay thông báo vi phạm gì. Việc phát sinh thiệt hại như VKS và Sacombank đã nêu là hành vi đơn phương của ngân hàng, bị cáo không đồng ý.
Noi loi sau cung, ong Tram Be cam on VKS dinh chinh cho minh
 
Còn ông Trầm Bê dù được HĐXX cho ngồi trình bày lời nói sau cùng vì lý do sức khỏe nhưng ông vẫn đứng cảm ơn VKS đã có sự đính chính cho bản thân ông.
Trước đó, ông có quá lời việc đòi tòa hủy 100 giấy khen của mình do VKS nói mình nguy hiểm.
Tuy nhiên, theo lời VKS nói lại thì chỉ đánh giá hành vi của ông trong vụ án này bị cáo buộc là nguy hiểm không phải ông là người nguy hiểm. VKS cũng ghi nhận những việc làm có ích của ông cho xã hội được khen.
Noi loi sau cung, ong Tram Be cam on VKS dinh chinh cho minh-Hinh-2
Ông Trầm Bê được dẫn giải về trại giam sau phiên xử. Ảnh: H.Y
Đối đáp lần 2 với các luật sư trước đó, đại diện VKS vẫn khẳng định quan điểm thiệt hại của Sacombank là hơn 505 tỉ đồng. Trong đó, bị cáo Cường chiếm đoạt hơn 185 tỉ đồng nên phải bồi thường cho NH số tiền này.
Số tiền còn lại khoảng hơn 319 tỉ đồng, VKS đề nghị HĐXX buộc các bị cáo Cường, Trầm Bê cùng đồng phạm liên đới bồi thường.
Cạnh đó, VKS đề nghị tiếp tục kê biên 23 sổ đỏ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bị cáo Cường tại Agribank và ngân hàng Phương Nam.
Tạo tòa, luật sư của Sacombank trình bày từ năm 2008 - 2010, ngân hàng Phương Nam ký 3 hợp đồng tín dụng - HĐTD với Công ty Bình Phát. Đến ngày 5-1-2010, do không trả được nợ gốc và lãi, gồm 81,771 tỉ đồng và 9.205 lượng vàng SJC nên Công ty Bình Phát đề nghị gán tài sản là 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại Bình Chánh để cấn trừ nợ.
Tuy nhiên dù nắm giữ 23 GCNQSDĐ nhưng ngân hàng không thể ngay lập tức xử lý tài sản để thu nợ do cần tiếp tục hoàn tất các thủ tục của bên nhận chuyển nhượng.
Noi loi sau cung, ong Tram Be cam on VKS dinh chinh cho minh-Hinh-3
Đại diện VKS đối đáp tại tòa. Ảnh: H.Y
Đến năm 2012, bị cáo Cường bị bắt trong vụ thế chấp 23 GCNQSDĐ tại Agribank, rồi CQĐT yêu cầu giao bản chính sổ đỏ để định giá, sau đó lại kê biên… nên ngân hàng phải dừng lại việc xử lý khối tài sản này.
Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước quy định “Tổ chức tín dụng không được duy trì trạng thái vàng âm”, trong khi 9.205 lượng SJC là khoản nợ, không phải là vàng vật chất, mà là khoản phải thu vì thực tế Công ty Bình phát chưa trả khoản vàng này.
Vì vậy, ngày 16/1/2013, ngân hàng chuyển số nợ bằng vàng do Công ty Bình Phát để lại thành tiền. Tức ngân hàng dùng 423,5 tỉ tiền mặt để mua 9.205 lượng SJC, khi đó khoản nợ 9.205 lượng SJC được chuyển đổi thành khoản nợ 423,5 tỉ đồng.
Phái bị hại là Sacombank yêu cầu bồi thường hơn 505 tỉ là có căn cứ gồm 423,5 tỉ đồng quy đổi do nợ vàng và 81,771 tỉ nợ tiền mặt. Cũng theo luật sư nếu năm 2013, ngân hàng không quy đổi tỷ giá như trên mà nay mới tính thì thiệt hại còn lớn hơn.
Luật sư bị cáo Cường tranh luận cho rằng khoản tiền chênh lệch 174 tỉ đồng mà các bên đang tranh cãi là thiệt hại của Sacombank, có phải do Cường gây thiệt hại hay không, để buộc các bị cáo bồi thường.
Đồng thời, luật sư cũng đề nghị HĐXX ghi nhận ý kiến của thân chủ trong việc xin bồi thường toàn bộ thiệt hại trong vụ án, không để Trầm Bê hoặc các bị cáo khác phải bồi thường.
Các luật sư khác cũng không đồng tình việc xác định thiệt hại như cơ quan công tố ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự cũng như dân sự của các bị cáo.
Theo Hoàng Yến/ PLO

>> xem thêm

Bình luận(0)