Những người phụ nữ bất hạnh sau vụ thảm sát ở Bình Dương

Google News

Đằng sau thảm sát ở Bình Dương khiến 3 nạn nhân thiệt mạng là những nỗi đau không bao giờ nguôi ngoai của những người phụ nữ bên ngoài song sắt.

Sáng 24/4, người dân sống cạnh sông Đồng Nai nghe tiếng kêu cứu thảm thiết của chị Trần Thị Phượng (36 tuổi) trước cửa nhà mẹ ruột, bà Đào Thị Cúc (ấp Tân Ba, phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, Bình Dương). Lúc này hàng xóm hốt hoảng chạy đến, dùng máy khoan, xà beng phá cửa. Một cảnh tượng đau thương khi bà Cúc và con gái Trần Thị Quỳnh Nhi (SN 2002) cùng cháu ngoại Bảo Trân (SN 2011) nằm gục dưới nền nhà.
Nhung nguoi phu nu bat hanh sau vu tham sat o Binh Duong
Chị Phượng không ngờ sau một đêm, tai họa ập đến với gia đình khiến chị một lúc mất đi mẹ, con gái và em gái. 
Có mặt tại nhà bà Cúc những ngày này, không khí tang thương bao trùm, người lớn trẻ nhỏ mắt đỏ hoe sau một ngày nhận được hung tin. Bên trong nhà, chị Phượng con gái lớn của bà Cúc, cũng là mẹ của bé Trân (nạn nhân nhỏ tuổi nhất) đang nằm khóc ngất trước 3 quan tài của người thân. Khung cảnh thật sự đau lòng và ám ảnh cho những người nghe và chứng kiến câu chuyện kinh hoàng của gia đình bà Cúc.
Chị Phương ngã quỵ, khóc tức tưởi. Chị không ngờ sau một đêm, tai họa ập đến với gia đình, một lúc mất đi mẹ, con gái và em gái. Còn nỗi đau nào lớn hơn!
Nằm gục trên sàn nhà, mắt đỏ hoe, chị Phượng không tin sự thật quá tàn nhẫn ập đến gia đình chị. Tiếng khóc tức tưởi không ngừng vang lên, nhiều người chứng kiến không thể cầm lòng.
Có lẽ, chị Phương chẳng thề ngờ được đêm đó lại là lần cuối chị nhìn thấy nụ cười hồn nhiên của con gái Nguyễn Thị Bảo Trân (8 tuổi), giọng nói nhỏ nhẹ của người mẹ Nguyễn Thị Thu Cúc (54 tuổi) và tiếng gọi quen thuộc “chị hai ơi” của em gái Trần Thị Quỳnh Nhi (17 tuổi).
Nỗi đau của người mẹ ngoài song sắt
Nạn nhân của vụ thảm sát không chỉ những người bị sát hại – những phụ nữ và trẻ nhỏ phận yếu chẳng thể chống cự mà còn là những người phụ nữ là người thân của nạn nhân và hung thủ
24h sau thảm án, Trần Trọng Luận (SN 1985, ngụ tỉnh Bình Dương) đã bị bắt giữ để điều tra làm rõ hành vi giết người. Hàng triệu người cảm thấy nhẹ lòng vì công lý sẽ được thực thi. Đương nhiên, tội ác sẽ phải trả giá, công lý phải được thực thi, kẻ thủ ác sẽ nhận được một mức án xứng đáng. Thế nhưng, mức án nào đủ để xoa dịu nỗi đau chị Phượng khi mất đi cùng lúc 3 người thân ruột thịt?
Và không thể không nghĩ đến người mẹ tuổi gần đất xa trời của Luận. Trái tim quặn thắt khi đọc bài báo về người mẹ gần 80 tuổi Luận ngất xỉu khi biết tin con trai gây ra thảm án. Anh trai ruột của Luận nghẹn ngào: “Bây giờ sự việc đã xảy ra, những người trong gia đình ai cũng lo lắng, giờ mẹ tôi ngất xỉu không dám tiếp xúc với ai…”. Cậu con trai gây ra chuyện tày trời, người mẹ 80 tuổi ấy liệu có thể gắng gượng… Những năm cuối đời bà biết sống ra sao?
Mang nặng, đẻ đau, nhịn ăn nhịn mặc để đứa con trai thành hình, lớn lên để rồi năm tháng cuối đời bà nhận được sự báo đáp như vậy. Cứ nghĩ về niềm vui sướng vỡ oà của bà khi cậu con trai chào đời, nghĩ về những tháng ngày tần tảo nuôi con lớn khôn giữa mảnh đất làng quê nghèo. Nghĩ về nỗi đau không thể sẻ chia, về sự bẽ bàng hổ thẹn của bà với xóm giềng. Cứ hình dung về cảnh bà sẽ phải lặn lội thăm coi nơi chốn tù lao. Nghĩ tới cảnh đầu bạc tiễn đầu xanh nếu hắn trả giá tội ác bằng tính mạng của mình...
Liệu hung thủ đã bao giờ nghĩ đến những điều đó hay chỉ nghĩ được khi đã ngồi sau song sắt chờ ngày đền tội?
Theo Gia Hân/GĐVN

>> xem thêm

Bình luận(0)