Nam Định: Hồ sơ chính sách được làm giả thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Chỉ với vài tờ giấy A3 hoặc A4 và… tàn nhang, các đối tượng làm giả hồ sơ chính sách đã thực hiện trót lọt hàng trăm phi vụ...

Chỉ với vài tờ giấy A3 hoặc A4 và… tàn nhang, các đối tượng làm giả hồ sơ chính sách đã thực hiện trót lọt hàng trăm phi vụ, chiếm đoạt không biết bao nhiêu tiền của Nhà nước.
Huy chương giả từ giấy, tàn nhang
Điều tra về thủ đoạn làm giấy tờ giả của các đối tượng chạy hồ sơ chính sách, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Hà, xã Nghĩa Lạc giải thích: Để được hưởng chế độ chất độc màu da cam thì phải có một trong số các giấy tờ như Huân chương giải phóng miền Nam hoặc Huy chương chiến sĩ giải phóng. Đây là loại giấy tờ quan trọng nhất. 
Ông Nguyễn Văn Hà hướng dẫn: Muốn làm loại huân, huy chương này thì cần một số tờ giấy A3, A4, tàn nhang. Tiếp đến, người dân sẽ phải photocopy các loại huân, huy chương thật mượn được của người khác. Tiếp đến cắt chữ viết trong các giấy tờ thật này ghép lại với nhau theo đúng tên, địa chỉ của mình sau đó đem photocopy lại. Lần photocopy thứ nhất sẽ thấy các vết đen để lại do việc ghép chữ, vì thế, người làm phải dùng bút tẩy khéo léo xóa những vết đen này đi và tiếp tục photocopy cho đến khi thật ưng ý. Sau khi bản copy cuối cùng đã ưng ý thì người làm sẽ dùng một lượng nhỏ tàn hương rải lên giấy và dùng tay chà xát, xé rách một số chỗ, chỗ rách ghép vào lớp giấy khác có màu thẫm (màu nõn chuối – PV)... Việc cắt dán chữ này phải được làm thủ công chứ không được làm trên máy tính vì cơ quan chức năng có thể phát hiện ra.
“Nếu là là người có cùng quê, quán thì chỉ cần thay đổi họ, tên. Nếu cùng họ rồi thì chỉ việc thay tên người khác bằng tên của mình vào, công việc sẽ rất đơn giản”, ông Hà tiết lộ.
Nam Dinh: Ho so chinh sach duoc lam gia the nao?
Bệnh án khống này đã được một số cán bộ tiếp tay làm giả. 
Theo người dân địa phương thì trong các giấy tờ mà ông Hà cùng một số đối tượng làm giả thường có loại mực viết, mã số, ký hiệu... giống như giấy tờ thật. Nếu là Huân chương giải phóng thì phải làm cho ra được màu giấy bí ngô non, quyết định ghi rõ là số 809, ký ngày 01/12/1975 do ông Nguyễn Hữu Thọ ký, ký hiệu phải ghi rõ “M/QK3”. Nếu là huy chương chiến sĩ giải phóng cũng phải làm cho được màu giấy bí ngô non, Quyết định số 865, ký ngày 14/12/1975 do ông Huỳnh Tấn Phát ký, ký hiệu “M/QK3”.
“Nếu các ông không làm được thì đem đến đây tôi làm cho”, ông Hà cho biết. Giá của loại giấy tờ này là 5,5 triệu đồng. Ngoài ra, các loại huy hiệu Trường Sơn thì chỉ cần 500.000đ mua của Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyện Nghĩa Hưng là có.
Điều đáng nói là Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh mà ông Hà nhắc đến nằm ngay đối diện gia đình ông. Việc này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu có sự tiếp tay nào của một số người trong Hội Truyền thống Trường Sơn? Trong khi đó, Huy hiệu Trường Sơn cũng được coi là một căn cứ để xem xét việc hưởng hoặc không được hưởng chế độ chất độc màu da cam của đối tượng theo Nghị định số 54/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Nam Dinh: Ho so chinh sach duoc lam gia the nao?-Hinh-2
Có hay không Hội Truyền thống Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh huyện Nghĩa Hưng tiếp tay cho việc buôn bán chính sách giả? 
Làm thế nào hô biến giả thành thật?
“Nếu các ông làm hồ sơ nhanh thì có thể đến cuối tháng ba này (tháng 03/2015 – PV) sẽ được hưởng chế độ. Cứ chờ thì phải đợi đợt sau. Tôi phải tập hợp mỗi đợt đủ 60 bộ thì họ mới duyệt”.
Ông Nguyễn Văn Hà 

 

Trong quá trình tiếp cận, ông Nguyễn Văn Hà mách nước, các loại giấy tờ này được làm xong người dân sẽ phải đem đến UBND cấp xã để công chứng. Trong quá trình làm, nếu có vướng mắc thì cứ lót tay cho cán bộ công chứng vài trăm ngàn. Nếu có quan hệ với chủ tịch, hoặc phó chủ tịch xã, phường thì hãy đến nhà hoặc gọi điện cho ông ấy để nói khó, rồi nhờ người ta chỉ đạo quân lính thực hiện việc công chứng. Sếp đã chỉ đạo thì quân lính phải làm hết. Công đoạn xin giấy công chứng nếu ở xã Nghĩa Lạc thì ông Hà lo được, nhưng ở xã khác thì do người dân trực tiếp đảm nhận chứ ông Hà không lộ diện. Nói tóm lại là người dân phải lo ở xã, từ huyện Nghĩa Hưng trở lên ông Hà lo hết.
Trong trường hợp hồ sơ đã làm đầy đủ, người dân nộp lên xã mà xã chậm chuyển lên trên hoặc giữ lại thì ông Hà sẽ cho “quân lính” về lấy. “Tôi chỉ cần điện cho chúng nó sẽ có người đến tận xã để lấy hồ sơ. Thằng trên chỉ cần gọi điện về một cái là được ngay”, ông Hà cho biết.
Sau khi các loại giấy tờ giả đã được công chứng, người dân sẽ đem đến ông Hà nhờ chạy chế độ và đóng tiền trước 10 triệu đồng. “Sau khi nhận tiền tôi phải đem hồ sơ lên huyện đi nộp. Khi nào có giấy gọi lên tỉnh đi khám sức khoẻ thì tôi sẽ báo trước 1 tuần để các ông lên. Đi đến đâu có người người của chúng tôi theo đến đó. Họ có hỏi gì thì cứ giả câm giả điếc, nghễnh ngãng, ngố một tí sau đó xin kết luận thương tật lên 61% hoặc 79% để hưởng lương cao hơn. Đây là công đoạn bắt buộc của Nhà nước. Sau khi có được kết luận bệnh tật rồi sẽ có quyết định cho hưởng lương.
Theo ông Nguyễn Văn Hà thì hôm đi khám bệnh ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, người bệnh phải lót tay thêm cho bác sĩ 5 triệu đồng gọi là bữa nhậu. Nếu muốn hưởng phần trăm thương tật khoảng 79% thì cho thêm ít tiền nữa. Sau khi nhận tiền, một số y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định sẽ làm giấy khai khống là bệnh nhân đã nằm viện điều trị từ năm 2008 hoặc từ năm 2010 đến nay và kết luận tỷ lệ thương tật... “Phải là nằm viện từ 2008 đến nay thì mới đủ tiêu chuẩn hưởng chế độ”, ông Hà tiết lộ.
Ông Hà khẳng định: “Chỉ cần các ông nộp trước 10 triệu, tôi sẽ lo hết. Khi nào có quyết định hưởng chế độ đưa về xã thì các ông sẽ đóng nốt số tiền còn lại cho người ta. Nằm trong đường dây của chúng nó hết rồi. Toàn “thằng” to. Mỗi “thằng” đều có một đệ tử. Mình chơi với đệ tử của chúng nó, nó chỉ cần chỉ đạo xuống một cái là xong hết. Nếu không làm được thì tôi trả lại tiền”.
Cũng theo ông Hà thì tại các xã đều có một hội đồng xét duyệt gồm 8 người, huyện có 8 người, tỉnh là 18 người bao gồm cả quan chức cấp cao của sở và Hội đồng Giám định y khoa của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, tất cả đều trong đường dây này.
Tòa soạn sẽ tiếp tục thâm nhập vào đường dây này để làm rõ những nhân vật có liên quan trong các bài tiếp theo. 
(còn tiếp)
Theo phản ánh của người dân tỉnh Nam Định thì hiện địa phương này có nhiều người bán hồ sơ da cam giả và có mối quan hệ phức tạp với chính quyền địa phương. Cụ thể, ở Nghĩa Hưng có ông Nguyễn Văn Hà, xã Nghĩa Lạc; Phạm Đức Hiền ở xã Nghĩa Hồng... Trước đây, ông Hiền ở xã Nghĩa Hồng là đệ tử ruột, chân rết chạy hồ sơ da cam giả của một người tên Phượng ở huyện Vụ Bản. Sau đó, lợi dụng các mối quan hệ với chính quyền của Phượng, ông Hiền đã tách ra làm riêng, tự bán hồ sơ, chạy giấy tờ, “quan hệ” với cơ quan chức năng... Năm 2013 ông Phạm Đức Hiền đứng ra tuyên bố trước nhiều người rằng, nếu “chết” thì có nhiều thằng “trên” “chết” theo. 
Quách Dương

>> xem thêm

Bình luận(2)

Minh Hiền

Đoàn Quang Biểu

Tôi tin bài viết của phóng viên Quách Dương là đúng.Vì nhiều người thấy rất khỏe mạnh mà vẫn hưởng tiền chất độc da cam.Chủ yếu khâu giả giấy ra viện,bệnh án giả,rồi giám định man trá.Hồi cứu lại bệnh án là biết ngay.Sự giả mạo này theo dư luận của dân thì có ở nhiều nơi chứ không riêng ở Nam Định .Đề nghị nhà nước điều tra,xử lí nghiêm minh để khỏi ảnh hưởng lòng tin của nhân dân.Chúng tôi là người sĩ quan hưu trí,đã từng hoạt động ở chiến trường Miền Nam mà chỉ được hưởng mỗi lương hưuvà thẻ bảo hiểm y tế,ngoài ra chả có ưu ái và chả có chế độ ưu ái gì khác,so với người hưởng chế đô da cam thì kém hẳn;thế mà lại có người giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ thì thật là bức xúc

Minh Hiền

Đoàn Quang Biểu

Tôi cũng thấy nhiều người kêu ca về vấn đề này và cũng thấy có gì chưa rõ ràng,vì da cam gì mà khỏe như người bình thường .Đề nghị nhà nước cho xét nghiệm máu tất cả những ngườii cho là nhiễm chất độc da cam,nếu chất dioxin trong máu cao hơn bình thường thì mới đúng.Và xử lý nghiêm những kẻ gian lận để giữ nghiêm kỉ cương phép nước