HN, TPHCM tranh cãi quanh việc “xử lý” hoạt động mại dâm

Google News

Đại diện của HN và TPHCM đều nhận định hoạt động mại dâm là một tồn tại của lịch sử và cần phải quản lý nhưng vẫn có nhiều điểm chưa thống nhất.

Chi cục phòng chống TNXH TP.HCM đề xuất lập khu vực ngành nghề nhạy cảm
Tờ Pháp luật xã hội cho biết tại hội nghị giao ban về công tác phòng chống mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau khi cai nghiện, bà Lệ Thị Hà, Phó cục trưởng cụ Phòng chống tệ nạn xã hội (TNXH) đặt vấn đề: "Chúng ta có nên chấp nhận mại dâm là một nghề hay không, có chấp nhận sự tồn tại của mại dâm như một sự tồn tại lịch sử xã hội hay không?". Ông Lê Văn Quý, Phó chi cục trưởng Chi cục Phòng chống TNXH TP.HCM cho rằng tuy pháp luật hiện hành không công nhận mại dâm là một nghề nhưng thực tế hoạt động mại dâm đã tồn tại rất lâu đời, vì vậy "chúng ta phải tạm thời chấp nhận như một tồn tại lịch sử nhưng phải có một chế định phòng chống như thế nào cho hiệu quả".
Pháp luật xã hội dẫn lời ông Quý đề xuất: "Trung ương nên mạnh dạn chỉ đạo cho thí điểm tại một số địa phương trọng điểm như TPHCM, Hải Phòng, Hà Nội... tập trung các sở kinh doanh ngành nghề dịch vụ nhạy cảm như khách sạn, quán bar, vũ trường, mát xa, xông hơi xoa bóp, karaoke, hớt tóc có tiếp viên nữ vào một khu vực để tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước tốt hơn. Không thể chấp nhận mại dâm phát triển tràn lan như hiện nay, nơi nào cũng có, huyện nào cũng có, xã nào cũng có, rồi chúng ta cứ chạy theo phòng chống suốt đời, chống mãi mà nó vẫn còn".
Tại đây, người lao động trong các cơ sở kinh doanh ngành nghề "nhạy cảm" sẽ được đảm bảo quyền lợi, được hưởng lương và người lao động được pháp luật bảo vệ", ông Quý nói. Ông Quý cho biết hiện có nhiều cơ sở kinh doanh như quán bar, mát xa không trả lương nên nhân viên phải sống bằng tiền bo. Tuy nhiên, ông Quý lưu ý không gọi đây là khu đèn đỏ mà chỉ là "tập trung" để có cơ chế quản lý chặt chẽ, đảm bảo sức khỏe, an ninh cho người vào vui chơi giải trí.
Trên Thanh Niên, đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (TP.Hà Nội) cho rằng không nên quá cổ hủ khi nhìn nhận vấn đề. “Tôi đồng ý nên gom các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm vào một khu vực riêng để quản lý cho tốt. Làm được việc này trước hết lợi cho người bán dâm vì được khám sức khỏe định kỳ, hạn chế bệnh tật lây lan ra ngoài xã hội, quản lý được người ra, người vào khu vực này", bà An nói. Cũng theo bà An, về lâu về dài còn có thể tiến tới thu được thuế.
HN, TPHCM tranh cãi quanh viẹc “xu ly” hoat dong mai dam
 

Chi cục phòng chống TNXH Hà Nội kiến nghị cần luật hóa hoạt động phòng chống mại dâm
Ông Huỳnh Công Hùng, ủy viên thường trực HĐND TP.HCM, cho rằng mại dâm là một tồn tại, một hiện tượng cụ thể của xã hội thì phải căn cứ vào bản chất của vấn đề để xử lý. Thực tế là không thể căn cứ vào cách nhìn nhận chủ quan để áp đặt, quản lý một hiện tượng xã hội cụ thể được. “Quản lý xã hội bằng pháp luật thì mình từng bước quản lý các hiện tượng xã hội cụ thể nó như thế nào, chứ không thể nói phòng chống chung chung. Nếu mình cứ duy ý chí, chủ quan thì không thể giải quyết được những hành vi được xem là tồn tại xã hội. Việc quản lý hoạt động mại dâm cần rạch ròi, cần có những tính toán cụ thể, khả thi và không nên chỉ kêu gọi chung chung”, ông Hùng nói.
Tuy nhiên ở góc độ khác, ông Phùng Quang Thức, chi cục trưởng chi cục Phòng chống TNXH TP. Hà Nội lại cho rằng công tác phòng chống mại dâm cần phải quyết liệt hơn. "Không thề xem đó là một thực trạng tồn tại xã hội mà chấp nhận nó. Nếu vậy, mại dâm sẽ phát triển và ảnh hưởng lớn đến thuần phong mỹ tục", ông Thức nói và kiến nghị cần luật hóa hoạt động phòng chống mại dâm, nâng pháp lệnh Phòng chống mại dâm thành luật.
"Cũng cần xem lại biện pháp xử phạt đối với hoạt động mại dâm, bởi phạt càng nhiều thì người bán dâm, càng hoạt động mạnh hơn để bù lại. Do vậy, để giải quyết tình trạng này cần tập trung các biện pháp giảm hại bằng các mô hình, bằng cơ chế, bằng chính sách để người bán dâm có công ăn việc làm ổn định", tờ Pháp luật xã hội trích lời ông Thức phát biểu.
Theo Một thế giới

Bình luận(0)