Goni tăng cấp thành siêu bão, thuỷ điện đua xả, miền Trung thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Siêu bão Goni đang hoạt động phía đông Philippines và di chuyển nhanh. Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới, bão sẽ đi vào biển Đông. Hiện các tỉnh miền Trung đang phải khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 9 và các đợt bão chồng bão, lũ chồng lũ trước, nếu Goni, miền Trung sẽ thế nào?

Bão Goni giảm cấp khi vào biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay siêu bão Goni đang hoạt động phía đông Philippines với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ), giật trên cấp 17. Dự báo di chuyển nhanh, 24 đến 48 giờ tới sẽ đi vào biển Đông.
Dự báo cho thấy, bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 20-25km và giảm cấp khi tâm bão nằm trên khu vực miền Trung Philippines với sức gió mạnh cấp 13-14, giật cấp 17.
Sau khi đổ bộ Philippines, Goni tiến vào Biển Đông theo hướng tây tây bắc, duy trì vận tốc 20-25 km/h. Chiều 2/11, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570 km về phía đông đông nam. Lúc này, sức gió giảm xuống chỉ còn cấp 10-11, giật cấp 13.
Goni tang cap thanh sieu bao, thuy dien dua xa, mien Trung the nao?
Đường đi của siêu bão Goni. 
Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, khi tiếp cận Biển Đông, bão Goni có cường độ mạnh nhất cấp 12, giật cấp 14 và tiếp tục giảm cấp sau khi đi qua quần đảo Hoàng Sa trưa 3/11. Đồng thời nhận định, nếu không có không khí lạnh, bão Goni có thể giữ sức gió mạnh cấp 13-14 và đổ bộ vào Quảng Bình. Trường hợp có không khí lạnh tăng cường, bão có khả năng giảm cấp và đổi hướng dự kiến hướng thẳng vào Đà Nẵng với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Vừa trải qua thiệt hại nặng nề, miền Trung sẽ thế nào?
Dù giảm cấp nhưng bão Goni vẫn rất đáng quan ngại. Bởi các cơ quan khí tượng quốc tế có chung nhận định là vùng ảnh hưởng của hoàn lưu bão Goni rất rộng, trải dọc các tỉnh miền Trung từ Nghệ An xuống Ninh Thuận, lan sang cả khu vực Tây Nguyên và một phần phía bắc của Nam Bộ. Trong khi đó, thời gian qua, bão, mưa lớn liên tiếp gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, đặc biệt là các khu vực ven biển.
Chỉ tính riêng thiệt hại do bão số 9 tính đến sáng 31/10, báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho thấy, bão số 9 và mưa lũ đã khiến 27 người thiệt mạng, 50 người mất tích, 67 người bị thương tại miền Trung. Mưa lũ đã gây thiệt hại về tài sản khi hàng nghìn ngôi nhà bị sập, gần trăm nghìn ngôi nhà bị tốc mái, bị ngập, trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện…thiệt hại rất nặng nề.
Chỉ trong tháng 10/2020, các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của 4 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới, kéo theo đó là lượng mưa vượt so với trung bình nhiều năm 2 - 3 lần, những vụ sạt lở gây thương vong lớn cùng 1 lúc.
Goni tang cap thanh sieu bao, thuy dien dua xa, mien Trung the nao?-Hinh-2
 Những vụ sạt lở đất liên tiếp xảy ra.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng 10 là 2,7 nghìn tỷ đồng. Thiên tai xảy ra trong tháng 10 chủ yếu là bão, mưa lớn, sạt lở, lốc xoáy tại một số địa phương làm 153 người chết và mất tích, 222 người bị thương; 111,9 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập và hư hỏng; 3.000 con gia súc và 600,5 nghìn con gia cầm bị chết; 45.000 ha lúa và 22,3 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng.
Riêng mưa lũ tại các tỉnh miền Trung làm 129 người chết và mất tích, 214 người bị thương; 111,2 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập và hư hỏng; hơn 1.000 ha lúa và 7,2 nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng; ước tính tổng giá trị thiệt hại về tài sản là 2,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,8% tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra.Mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại lớn về người và của.
Trong đó, tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Bình chịu thiệt hại nặng nề với 106 người chết, mất tích, 133 người bị thương; 95,3 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập và hư hỏng, 2,4 nghìn con gia súc và 573,2 nghìn con gia cầm bị chết, thiệt hại ước tính hơn 1,4 nghìn tỷ đồng.
Đáng chú ý, các hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung trong tình trạng đầy ắp nước và đang phải xả lũ.
Riêng về hồ chứa thủy điện, báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho thấy, tại khu vực Bắc Trung Bộ hiện có 12 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s). Cụ thể, Khe Bố: 673/1160; Hủa Na: 397/600; Chi Khê: 975/1385; Nậm Mô: 160/210; Bản Ang: 356/338; Hố Hô: 170/221; Quảng Trị: 45/55; Đakrông 1: 56/91; A Lưới: 42/87; Bình Điền: 528/264; Hương Điền: 270/226; Thượng Lộ: 37/60.
Tại khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ, có 14 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s) gồm Sông Tranh 2: 197/369; Sông Bung 2: 84/94; Sông Bung 4: 591/273;Đak Mi 4a: 278/195; Sông Bung 4A: 506/676; Sông Bung 5: 39/251; Sông Bung 6: 42/300;Sông Côn 1: 16/25; Sông Côn 2: 5/35; Za Hung: 145/200;Vĩnh Sơn A: 36/33; Vĩnh Sơn 5: 33/88; Sông Ba Hạ: 400/835, La Hiêng 2: 11/33.
Tại khu vực Tây Nguyên, có 29 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Ialy: 38/613; Sê San 4: 112/787; Ayun Trung: 73/105; H’chan: 72/99; H’Mun: 51/84; Ia Grai 1: 90/120; Ia Grai 2: 34/77; Ia Grai 3: 60/100; Đăk PiHao 1: 36/42; ĐăkSrông: 25/57; ĐăkSrông 2:90/141; ĐăkSrông 2A:56/150; ĐăkSrông 3A: 1011/1121; ĐăkSrông 3B: 698/921; Ia Puch 3: 7/18; Ia Đrang 3: 15/21; Đray Hlinh 1: 165/361; Krong Hnang: 6/55; Bảo Lộc: 29/69; Đăk Psi 2B: 40/82; Đak Rtih 1: 15/83; Đak Rtih 2: 12/82; Đăk Nông: 10/30; Đăk Nông 2: 16/34; Đăk Sin 1: 12/22; Đăk Rung: 7/19; Đăk Rung 1: 12/27; Quang Tín: 7/19; Đăk Ru: 11/21.
Goni tang cap thanh sieu bao, thuy dien dua xa, mien Trung the nao?-Hinh-3
Ngập lụt ở Nghệ An vẫn diễn biến phức tạp. 
Hiện nay, tình trạng ngập lụt ở Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn diễn biến phức tạp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, nhiều địa phương tại tỉnh Nghệ An tính đến trưa 31/10 vẫn trong tình trạng ngập úng như tại TP Vinh nước sông Vinh dâng cao gây ngập úng chợ Vinh và một số vùng của phường Hồng Sơn; tại huyện Yên Thành, nước lũ vẫn còn bao vây 29 xã, 5.551 hộ bị ngập sâu trong nước; nhiều xã ở huyện Thanh Chương vẫn đang ngập sâu trong nước lũ…
Trong khi đó, trời vẫn liên tục đổ mưa xuống miền Trung suốt từ đêm qua (30/10) tới giờ, lũ các sông vẫn ở mức báo động cao. Lũ trên các sông ở Nghệ An, Hà Tĩnh còn duy trì ở mức cao. Chiều và tối nay sông Cả trên báo động 2 khoảng 30cm. Sông Ngàn Sâu, sông La kém báo động 2 khoảng 20 - 30cm. Lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Phú Yên có khả năng lên lại. Đỉnh lũ trên các sông từ báo động 1 - báo động 2, có sông trên báo động 2. Nguy cơ xảy ra ngập lụt từ Nghệ An đến Phú Yên, đồng thời đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở khu vực này.
Miền Trung phải sẵn sàng ứng phó siêu bão Goni
Để ứng phó với siêu bão Goni có thể đi vào Biển Đông và các tỉnh miền Trung Việt Nam, chiều nay 31/10, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã có công điện khẩn đề nghị các bộ, ngành, các tỉnh tiếp tục thực hiện công điện chỉ đạo của Thủ tướng về việc khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, nhanh chóng ổn định đời sống người dân, kịp thời triển khai các biện pháp khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn công trình xung yếu.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền.
Tiếp tục rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Tổ chức vận hành, chủ động xả lũ bảo đảm an toàn các hồ đập thủy lợi, thủy điện, đối với các hồ đập xung yếu cần chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; phân công cụ thể, bố trí lực lượng thường trực tại các hồ chứa đã đầy nước, hồ chứa có nguy cơ mất an toàn để kịp thời xử lý khi có tình huống; triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu; chủ động tiêu thoát nước đệm phòng, chống úng ngập, triển khai các phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ…
>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ sạt lở vùi lấp 53 người: Đau đớn chứng kiến cả nhà bị vùi lấp trong đất đá

Nguồn: Tin tức 24h

Tâm Đức

>> xem thêm

Bình luận(0)