Cuộc hôn nhân đẫm nước mắt với người chồng nghiện ngập
Suốt gần 20 năm sau, chị Chu Thị Phương (SN 1978) đi làm dâu nhưng chưa có một ngày yên ả. Cuộc hôn nhân của chị đẫm nước mắt xen lẫn những trận đòn roi, thừa sống thiếu chết của chồng.
Cũng giống như mọi phụ nữ nông thôn khác, 18 tuổi, chị lấy chồng qua sự giới thiệu của những người lớn tuổi trong làng. Chồng chị - một gã trai trẻ có cái mã “lãng tử”, chị cũng chỉ ậm ừ lấy chồng theo sắp đặt.
Chị kể rằng, lúc chị lên xe hoa về nhà chồng, chồng chị đã là một tên nghiện nổi tiếng trong làng. Chị là người xã khác cũng chỉ nghe mang máng “tiếng xì xèo” của người đời về sự nổi tiếng của chồng. Song chị đã đâm lao thì phải theo lao, chị cũng chỉ chép miệng phó mặc cho cuộc đời.
Chị Phương tâm sự: “Chắc có lẽ, đây là sai lầm lớn nhất của cuộc đời tôi”. Nói cũng đúng, vì từ khi về nhà chồng, chị luôn sống trong cảnh nơm nớp vì chồng đánh. Gã chồng nghiện ngập, vũ phu hở ra là đánh chị.
“Tôi chẳng làm gì, anh ấy cũng đánh. Hở ra là đánh, ngứa mắt thôi anh cũng đánh”, chị Phương nói.
Những trận đòn tăng dần theo thời gian và mức độ ngày càng nặng. Lúc mới về chỉ là mấy cái tát mỗi khi chị làm trái ý gã. Sau này thì gã vớ được cái gì là trút hết người vợ mỗi khi gã bực tức hay “lên cơn”.
Chị Phương có 3 mặt con với chồng, 2 gái - 1 trai và chị cũng đã từng tưởng rằng, những đứa con thơ sẽ làm cho gã tỉnh ngộ. Song nào ngờ đó lại là quãng thời gian cơ cực nhất của cuộc đời khi bị chồng bạo hành nhiều năm liền mà không biết kêu ai.
Chị vừa phải kiếm tiền chăm con, chăm sóc gia đình chồng, thậm chí là kiếm tiền cho những lần phê pha thuốc phiện của chồng. Gánh nặng cứ thế đè lên đôi vai gầy của chị. Cuộc hôn nhân của chị chỉ được đền đáp một phần vì những đứa con ngoan và thương mẹ.
“Chúng nó là tài sản quý nhất của tôi đấy”, chị kể mà đôi mắt rưng rưng khi nghĩ về con. Những đứa con chị cũng khổ, đứa con trai chị phải cho đi nghĩa vụ càng sớm càng tốt vì không hợp bố.
|
Người đàn bà khốn khổ này đã không biết bao nhiêu lần vào viện vì bị chồng đánh. |
“Có lần, chồng tôi còn cầm dao cứa vào cổ nó. Tôi, bố mẹ chồng can mãi đều không được, mãi về sau các anh công an đến mới thoát. Từ đó, tôi khuyên con tránh xa bố càng xa càng tốt. Mấy đứa con gái ít bị bố đánh hơn, nhưng chúng nó nghe bố chửi như cơm bữa”, chị Phương kể.
Tiếp lời, người đàn bà khốn khổ kể tiếp: “Ngày trước ông chỉ nghiện thuốc phiện thôi, mấy năm trở lại đây ông ý còn chơi cả đá nhiều khi ảo giác nên hung hăng lắm. Tôi cũng khẳng định lời mẹ bố mẹ chồng rằng, chồng tôi nghiện lâu lăm rồi. Còn mang thuốc phiện về nhà bán nữa”.
Sau gần 20 năm, như “giọt nước tràn ly”, chị Điều quyết định ly hôn để trả tự do cho mình. Quyết định của chị tuy hơi muộn nhưng chị luôn mong muốn cuộc đời mình sẽ tốt hơn.
Nhưng chị đã nhầm, sau khi gã biết chị ly hôn, ngày nào gã cũng đến gây sự. Chị có một hàng quán nhỏ để kinh doanh, gã chồng cũ ngày nào cũng đến cà khịa khách đến chết khiếp. Có hôm gặp chị ngoài đường, gã cầm gạch ném chị vỡ đầu phải khâu chục mũi.
“Hôm ấy gã đến nhà gây sự, đánh tôi, mẹ đẻ tôi ra can thì cũng bị gã đánh cho gãy tay. Anh thử hỏi, có con người nào mất nhân tính như thế. Ở nhà, bố mẹ chồng tôi không chịu nổi gã cũng đã phải bỏ xứ mà đi rồi. Gã không từ một ai, vợ con, bố mẹ đều nhìn hắn như một con quỷ”.
Chị chỉ mong pháp luật anh minh và mong muốn chồng cũ trả tự do cho mình: "Tôi còn phải làm, nuôi con nữa, mong anh ấy buông tha cho tôi".
Con tố bố “Thà bố không có thì tốt hơn”
Câu nói xót lòng được thốt ra từ cô con gáu 16 tuổi của C. “nghiện”. Câu nói tưởng như “bất hiếu” như vậy, nhưng cũng có nguyên do của chúng.
Cuộc sống của em lớn lên bằng những lần chứng kiến cơn phê thuốc của bố, những lần bố đánh mẹ, những lần ông bà nội, anh trai bị bố vô cớ chửi bới, đánh đập. Hay dã man hơn, tuổi thơ của em chứng kiến những con nghiện dặt dẹo lởn vởn trong nhà của người em gọi là bố.
Em chỉ mong, mình có một gia đình đúng nghĩa, nghèo cũng được nhưng bố em không nghiện, gia đình hòa thuận, đầm ấm.
Cho dù em ước mong như vậy, sự thật thì, cuộc đời em sống nhờ những tiếng chửi bố của bố. “Bố thì ít khi đánh em, nhưng anh trai thì bị bố đánh suốt. Mẹ em ly hôn, em ở với bố mà sợ lắm, không dám làm trái ý bố đâu”.
Bà Trần Thị Be (bà nội) chia sẻ: “Nó ở với chúng tôi, mỗi lần bố nó phê thuốc là nó lại chạy về với tôi không dám gần bố. Bố nó không thấy nó là lại đi tìm, chửi bới từ đầu làng, tới cuối xã. Con bé năm nay học lớp 11 rồi, nhưng nay đây mai đó để tha phương với chúng tôi”.
Bà Be gạt nước nước mắt: “Hiện nay chúng tôi cũng đã phải trốn đi vì…. sợ chết. Nó đi theo chúng tôi, sắp vào năm học rồi. Tôi không biết làm thế nào để cháu về nhà đi học”.
Về phần em, em chỉ ước mong: “Thà không có bố thì hơn”. PV có hỏi, ông ấy là dù sao cũng là bố mình, cũng là người góp công sinh thành cho mìn thì em chỉ khóc: “Anh ơi, cuộc sống của em khổ lắm rồi. Liệu anh có cần một người bố đánh bố, đánh mẹ đẻ, đánh vợ, đánh con vô cớ không anh. Nếu bố em mà là một ông bố bình thường, chắc em chẳng phải khổ như vậy”.
"Ông ý là bố em thật, nhưng có nuôi em nổi một ngày? Các anh, các chị giúp em, đưa bố em vào tù cả đời cũng được và buông tha cuộc sống cho mẹ con em”.
Nghe cháu gái nói vậy, bà Be thở dài thườn thượt.
Mời quý độc giả xem video Chồng đánh vợ (nguồn Youtube):