Dân Hà Nội tổn hại sức khỏe, thời gian, tiền bạc vì nước máy ô nhiễm, ai sẽ đền bù?

Google News

(Kiến Thức) - Suốt 1 tuần qua, cuộc sống người dân Hà Nội bị đảo lộn, hoang mang, thậm chí là gây thiệt hại lớn về kính tế do nguồn nước từ nhà máy nước sông Đà bị ô nhiễm. Vậy ai, đơn vị nào sẽ phải có trách nhiệm đền bù cho người dân?

Vụ nước sông Đà do Cty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) bán có mùi lạ xuất hiện từ ngày 10/10, ở nhiều quận như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... Ngày 15/10, lãnh đạo Hà Nội cho hay kết quả xét nghiệm xác định mùi lạ trong nước liên quan đến chất Styren, chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức bình thường.
Hà Nội khuyến cáo mọi người dân sử dụng nước thuộc vùng do Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp, "chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống". Để cung cấp kịp thời nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng, Hà Nội bố trí các xe bồn chở nước đến cung cấp cho người dân theo nhu cầu.  
Qua đó, để có được nước sử dụng trong mấy ngày vừa qua đối với người dân là cực kì khó khăn, người dân phải xếp thành hàng dài chờ đến lượt mình mới được lấy nước. Để có nhiều nước sử dụng người dân mang theo đủ loại chai, lọ, bình... để đựng nước. Do nước sạch có hạn nên mỗi hộ gia đình chỉ nhận một lượng nước vừa đủ để nấu ăn, uống và tắm cho trẻ nhỏ trong khoảng 1 ngày.
Dan Ha Noi ton hai suc khoe, thoi gian, tien bac vi nuoc may o nhiem, ai se den bu
 Người mang theo đủ loại chai, lọ, bình... để đựng nước.
Thậm chí, để có nước sạch sử dụng người dân ở những khu vực trên đã tốn rất nhiều thời gian chờ đợi. Có những người phải thức trắng đêm để có nước, có những người phải nghỉ làm để có nước sinh hoạt hàng ngày. Qua sự việc này, ai sẽ chịu trách nhiệm và phải đền bù cho người dân?.
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Hà Nội) cho biết, đối với việc để dầu thải làm ô nhiễm hồ Đồng Bài gây hậu quả nghiêm trọng là nguồn nước sạch bị ô nhiễm thì tùy theo mục đích "kẻ đổ trộm" có thể sẽ bị xử lý hình sự.
Nếu đối tượng là cá nhân mà thực hiện với Lỗi cố ý nhằm mục đích làm ô nhiễm nguồn nước của nhà máy cấp nước sinh hoạt gián tiếp thiệt hại cho người dân thì có thể bị xử lý hình sự với tội danh "Tội gây ô nhiễm môi trường” theo điều 235 bộ luật hình sự 2015.
Dan Ha Noi ton hai suc khoe, thoi gian, tien bac vi nuoc may o nhiem, ai se den bu-Hinh-2
Nguồn nước bị ô nhiễm. 
Nếu là pháp nhân thương mại hoặc tổ chức có thể xử phạt theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của CP quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 235, điều 237 của BLHS 2015.
Ngoài ra chủ thể vi phạm này còn bị phạt tiền với mức phạt trên 50 triệu đồng, Bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động Vĩnh viễn và buộc khôi phục khắc phục xử lý ô nhiễm trả lại tình trạng như ban đầu khi chưa bị ô nhiễm".
Đối với Viwasupco, nếu công ty này đã biết nguồn nước bị ô nhiễm chưa khắc phục mà vẫn cố tình cũng cấp nước bẩn không đảm bảo chất lượng cho khách hàng với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nói trên thì hành vi đó của doanh nghiệp cần cá thể hoá trách nhiệm của cá nhân người quản lý có nghĩa vụ đã chỉ đạo vẫn cố tình vận hành cấp nước bẩn.
"Khi cá thể hoá được người có quyền hạn của đơn vị ViWasupco có thể xem xét hành vi vi phạm quy định trong quản lý vận hành được đơn vị giao gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc đồng phạm với "Tội gây ô nhiễm môi trường nguồn nước sinh hoạt" theo điều 235 BLHS 2015.
Trường hợp này doanh nghiệp ViWAsupco bị xử phạt vi phạm hành chính còn phải chịu nghĩa vụ bồi thường theo hợp đồng cung cấp đã ký và theo quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành. Buộc Viwasupco khắc phục khẩn cấp những sự cố này ngay lập tức đảm bảo ổn định sinh hoạt đời sống hàng triệu hộ gia đình nhân dân bị ảnh hưởng.
>>> Xem thêm video: Nước nhiễm dầu: Dân Hà Nội bức xúc vì khuyến cáo muộn

Nguồn: VTC 9.

Gia Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)