Trong thời gian từ năm 1932 - 1968, một thảm họa xả thải gây ô nhiễm nguồn nước xảy ra gây rúng động dư luận Nhật Bản. Khi ấy, nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui.Hậu quả là cá biển chết hàng loạt, người dân và gia súc ăn hải sản ở khu vực vịnh Minamata và biển Shiranui bị nhiễm độc thủy ngân. Căn bệnh nguy hiểm mà người dân mắc phải được gọi là bệnh Minamata.Vụ nhiễm độc thủy ngân đầu tiên được phát hiện năm 1956. Thế nhưng, đến năm 1968, chính quyền Nhật Bản mới chính thức kết luận nguyên nhân gây ra bệnh Minamata là do nhà máy Chisso xả thải gây ô nhiễm.Việc xả nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý của Chisso khiến gần 2.000 người chết và khoảng 10.000 người khác bị ảnh hưởng.Trước hậu quả nghiêm trọng gây ra, Chisso bồi thường 86 triệu USD cho các nạn nhân và tiến hành làm sạch vùng biển bị ô nhiễm. Đến nay, hậuquả mà thảm họa này gây ra vẫn còn hiện hữu.Giống như Nhật Bản, Trung Quốc cũng từng đối mặt với thảm họa nguồn nước nhiễm độc thủy ngân nghiêm trọng.Năm 2010, báo chí đưa tin công ty hóa chất công nghiệp Cát Lâm (nay là Công ty dầu khí Cát Lâm) xả thải 114 tấn thủy ngân và 5,4 tấn methylmercury vào sông Tùng Hoa trong thời gian từ năm 1958 - 1982.Đến năm 1965, những ca nhiễm độc thủy ngân đầu tiên được phát hiện. Các chuyên gia tiến hành kiểm tra mẫu tóc của người dân ở vùng thượng lưu thành phố Cát Lâm và phát hiện hàm lượng thủy ngân trong tóc lên tới 52,5 mg/kg.11 năm sau, chính quyền Bắc Kinh chính thức thừa nhận có trường hợp mắc bệnh Minamata giống Nhật Bản. Từ năm 1979 - 1980, nhà máy hóa chất Cát Lâm tiến hành làm sạch ô nhiễm.Tiếp đến, người dân vùng bị ô nhiễm được chính quyền bồi thường gần 4 triệu NDT (khoảng 2,56 triệu USD theo tỷ giá năm 1979).Video: Nước sạch có mùi lạ ở Hà Nội: Chưa có câu trả lời (nguồn: VTC1)
Trong thời gian từ năm 1932 - 1968, một thảm họa xả thải gây ô nhiễm nguồn nước xảy ra gây rúng động dư luận Nhật Bản. Khi ấy, nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui.
Hậu quả là cá biển chết hàng loạt, người dân và gia súc ăn hải sản ở khu vực vịnh Minamata và biển Shiranui bị nhiễm độc thủy ngân. Căn bệnh nguy hiểm mà người dân mắc phải được gọi là bệnh Minamata.
Vụ nhiễm độc thủy ngân đầu tiên được phát hiện năm 1956. Thế nhưng, đến năm 1968, chính quyền Nhật Bản mới chính thức kết luận nguyên nhân gây ra bệnh Minamata là do nhà máy Chisso xả thải gây ô nhiễm.
Việc xả nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý của Chisso khiến gần 2.000 người chết và khoảng 10.000 người khác bị ảnh hưởng.
Trước hậu quả nghiêm trọng gây ra, Chisso bồi thường 86 triệu USD cho các nạn nhân và tiến hành làm sạch vùng biển bị ô nhiễm. Đến nay, hậuquả mà thảm họa này gây ra vẫn còn hiện hữu.
Giống như Nhật Bản, Trung Quốc cũng từng đối mặt với thảm họa nguồn nước nhiễm độc thủy ngân nghiêm trọng.
Năm 2010, báo chí đưa tin công ty hóa chất công nghiệp Cát Lâm (nay là Công ty dầu khí Cát Lâm) xả thải 114 tấn thủy ngân và 5,4 tấn methylmercury vào sông Tùng Hoa trong thời gian từ năm 1958 - 1982.
Đến năm 1965, những ca nhiễm độc thủy ngân đầu tiên được phát hiện. Các chuyên gia tiến hành kiểm tra mẫu tóc của người dân ở vùng thượng lưu thành phố Cát Lâm và phát hiện hàm lượng thủy ngân trong tóc lên tới 52,5 mg/kg.
11 năm sau, chính quyền Bắc Kinh chính thức thừa nhận có trường hợp mắc bệnh Minamata giống Nhật Bản. Từ năm 1979 - 1980, nhà máy hóa chất Cát Lâm tiến hành làm sạch ô nhiễm.
Tiếp đến, người dân vùng bị ô nhiễm được chính quyền bồi thường gần 4 triệu NDT (khoảng 2,56 triệu USD theo tỷ giá năm 1979).
Video: Nước sạch có mùi lạ ở Hà Nội: Chưa có câu trả lời (nguồn: VTC1)