Theo thông tin người dân xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình phản ánh: Từ tối 8/10, cùng thời điểm người dân Thủ đô xôn xao thông tin nước máy Hà Nội bốc mùi lạ, khu vực suối đầu nguồn gần nhà máy nước sạch Sông Đà xuất hiện dầu nhớt đã qua sử dụng, có mùi khét rất khó chịu. Ảnh: Báo Giao Thông.Ghi nhận tại hiện trường chiều 13/10, dù trời vừa mưa xong nhưng dòng suối vẫn có vết dầu loang và mùi khét lẹt. Người dân xóm Vật Lại, xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn tỏ ra vô cùng bức xúc vì nước suối bị ô nhiễm. Ảnh: Báo Giao Thông.Người dân tại đây cho biết, từ ngày 9/10, Cty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã thuê khoảng 50 người dân để vớt dầu loang trên bề mặt nước. “Dầu này rất lạ, có mùi khét và không thể giặt sạch. Mỗi lần vớt xong là chúng tôi phải đốt sạch quần áo”, một người dân nói. Ảnh: Tiền Phong.Tại các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân... đã bốn ngày kể từ khi người phản ánh nước sạch sông Đà có mùi hóa chất nồng nặc, khét như mùi nhựa cháy.Đến sáng 13/10, mùi tuy đã giảm bớt nhưng nhiều khu cư dân vẫn còn mùi trong nước, do đó họ vẫn chưa thể yên tâm sử dụng nguồn nước máy.Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, trên 200.000 trường hợp phát hiện ung thư.Một trong những nguyên nhân gây tử vong là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người dân.Nước sông hồ là nguồn cấp thô của nước máy, sau khi được nhà máy nước sạch xử lý lọc tổng thì hòa vào hệ thống cung cấp nước cho toàn thành phố. Nếu nước sông hồ ô nhiễm thì người dân sử dụng sẽ hứng chịu những hậu quả khôn lường về sức khỏe. Nước sông hồ bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân: Xả thải công nghiệp, chất thải từ nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), chất thải sinh hoạt…Các chuyên gia y tế đã chỉ ra một số bệnh phổ biến dễ mắc khi sử dụng nước sinh hoạt không đạt chất lượng có thể kể đến như: Viêm gan A, bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn, nhiễm giun sán...Một số kim loại nặng trong nước ô nhiễm như crom sẽ gây viêm da, u nhọt, hay những chất ô nhiễm “mới” như hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh hay hợp chất gây rối loạn nội tiết tố cũng rất độc hại.Bên cạnh đó, nếu trong nước tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất diệt côn trùng… hay kim loại nặng (Asen, Amoni, chì, thủy ngân…) cũng là nguyên nhân sâu xa gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như khối u, ung thư, sảy thai, dị tật bẩm sinh…Khi uống phải nguồn nước nhiễm những chất này, tác động của nó không biểu hiện ngay trước mắt mà ngấm dần vào cơ thể, để lại hậu quả khôn lường nếu sử dụng lâu dài.Các chuyên gia khuyến cáo, để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật, trong đó có ung thư, các gia đình cần sử dụng nguồn nước sạch, nên lắp đặt máy lọc nước đủ tiêu chuẩn tại nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình. Ảnh: Internet. Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Theo thông tin người dân xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình phản ánh: Từ tối 8/10, cùng thời điểm người dân Thủ đô xôn xao thông tin nước máy Hà Nội bốc mùi lạ, khu vực suối đầu nguồn gần nhà máy nước sạch Sông Đà xuất hiện dầu nhớt đã qua sử dụng, có mùi khét rất khó chịu. Ảnh: Báo Giao Thông.
Ghi nhận tại hiện trường chiều 13/10, dù trời vừa mưa xong nhưng dòng suối vẫn có vết dầu loang và mùi khét lẹt. Người dân xóm Vật Lại, xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn tỏ ra vô cùng bức xúc vì nước suối bị ô nhiễm. Ảnh: Báo Giao Thông.
Người dân tại đây cho biết, từ ngày 9/10, Cty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã thuê khoảng 50 người dân để vớt dầu loang trên bề mặt nước. “Dầu này rất lạ, có mùi khét và không thể giặt sạch. Mỗi lần vớt xong là chúng tôi phải đốt sạch quần áo”, một người dân nói. Ảnh: Tiền Phong.
Tại các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân... đã bốn ngày kể từ khi người phản ánh nước sạch sông Đà có mùi hóa chất nồng nặc, khét như mùi nhựa cháy.
Đến sáng 13/10, mùi tuy đã giảm bớt nhưng nhiều khu cư dân vẫn còn mùi trong nước, do đó họ vẫn chưa thể yên tâm sử dụng nguồn nước máy.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, trên 200.000 trường hợp phát hiện ung thư.
Một trong những nguyên nhân gây tử vong là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người dân.
Nước sông hồ là nguồn cấp thô của nước máy, sau khi được nhà máy nước sạch xử lý lọc tổng thì hòa vào hệ thống cung cấp nước cho toàn thành phố. Nếu nước sông hồ ô nhiễm thì người dân sử dụng sẽ hứng chịu những hậu quả khôn lường về sức khỏe. Nước sông hồ bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân: Xả thải công nghiệp, chất thải từ nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), chất thải sinh hoạt…
Các chuyên gia y tế đã chỉ ra một số bệnh phổ biến dễ mắc khi sử dụng nước sinh hoạt không đạt chất lượng có thể kể đến như: Viêm gan A, bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn, nhiễm giun sán...
Một số kim loại nặng trong nước ô nhiễm như crom sẽ gây viêm da, u nhọt, hay những chất ô nhiễm “mới” như hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh hay hợp chất gây rối loạn nội tiết tố cũng rất độc hại.
Bên cạnh đó, nếu trong nước tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất diệt côn trùng… hay kim loại nặng (Asen, Amoni, chì, thủy ngân…) cũng là nguyên nhân sâu xa gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như khối u, ung thư, sảy thai, dị tật bẩm sinh…
Khi uống phải nguồn nước nhiễm những chất này, tác động của nó không biểu hiện ngay trước mắt mà ngấm dần vào cơ thể, để lại hậu quả khôn lường nếu sử dụng lâu dài.
Các chuyên gia khuyến cáo, để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật, trong đó có ung thư, các gia đình cần sử dụng nguồn nước sạch, nên lắp đặt máy lọc nước đủ tiêu chuẩn tại nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình. Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.