Trưa 28/9, Tổng thầu EPC Trung Quốc đã tiến hành chạy thử nghiệm đầu máy công trình trên một số đoạn tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội).Tại buổi chạy thử nghiệm có đại diện của Tổng thầu EPC, Giám đốc điều hành dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và các kỹ sư. Nhà thầu đã cho đầu máy tuyến đường sắt trên cao chạy thử trên đoạn từ ga Cát Linh đến ga đường Láng (Hà Nội).Theo Tổng thầu Trung Quốc, tốc độ chạy thử toa xe từ 5km/h để kiểm tra kết cấu hạ tầng đường sắt, đường ray, sau đó nâng lên tốc độ 10 đến 20km mỗi giờ.Đại diện Ban QLDA Đường sắt cho biết, đây là hai toa xe diesel tự vận hành trên đường sắt đô thị, để kiểm tra kết cấu hạ tầng và sau này phục vụ cho công tác kéo toa xe chuyên chở vật tư cho công tác sửa chữa, duy tu đường sắt.Đại diện Tổng thầu Trung Quốc cho biết, sẽ chính thức chạy thử đầu máy để căn chỉnh hệ thống đường ray cho tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông từ ngày 1/10, tuy nhiên tới ngày 1/4/2018 mới có thể vận hành thử một cách toàn diện vì thiếu thiết bị.Hệ thống điều khiển tàu công trình chạy thử trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.Tàu công trình di chuyển từ từ qua các đoạn đường ray trên cao.Nhà thầu đã cho đầu máy tuyến đường sắt trên cao chạy thử trên đoạn từ ga Cát Linh đến ga đường Láng (Hà Nội).Theo kế hoạch của Bộ GTVT, Ban quản lý Dự án đường sắt, đến đầu tháng 10/2017, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) chính thức chạy thử liên động toàn hệ thống trước khi tiến hành khai thác thương mại vào quý 2/2018. Tuy nhiên, do dự án đang bị chậm tiến độ nhiều hạng muc.Bên cạnh đó, một số quy định, chính sách cơ chế liên quan giữa Việt Nam và Trung Quốc khác nhau, khác về quan niệm thiết kế, khác về quy trình phê duyệt các bước, bản vẽ thiết kế, cũng có sự khác biệt; chế độ phương pháp quản lý giữa hai nước khác nhau.Đầu đấm móc nối toa đầu máy chạy thử.Hệ thống đường ray tàu Cát Linh - Hà Đông.Tới 1/4/2018 tàu Cát Linh - Hà Đông mới có thể vận hành thử một cách toàn diện vì thiếu thiết bị.
Trưa 28/9, Tổng thầu EPC Trung Quốc đã tiến hành chạy thử nghiệm đầu máy công trình trên một số đoạn tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội).
Tại buổi chạy thử nghiệm có đại diện của Tổng thầu EPC, Giám đốc điều hành dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và các kỹ sư. Nhà thầu đã cho đầu máy tuyến đường sắt trên cao chạy thử trên đoạn từ ga Cát Linh đến ga đường Láng (Hà Nội).
Theo Tổng thầu Trung Quốc, tốc độ chạy thử toa xe từ 5km/h để kiểm tra kết cấu hạ tầng đường sắt, đường ray, sau đó nâng lên tốc độ 10 đến 20km mỗi giờ.
Đại diện Ban QLDA Đường sắt cho biết, đây là hai toa xe diesel tự vận hành trên đường sắt đô thị, để kiểm tra kết cấu hạ tầng và sau này phục vụ cho công tác kéo toa xe chuyên chở vật tư cho công tác sửa chữa, duy tu đường sắt.
Đại diện Tổng thầu Trung Quốc cho biết, sẽ chính thức chạy thử đầu máy để căn chỉnh hệ thống đường ray cho tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông từ ngày 1/10, tuy nhiên tới ngày 1/4/2018 mới có thể vận hành thử một cách toàn diện vì thiếu thiết bị.
Hệ thống điều khiển tàu công trình chạy thử trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Tàu công trình di chuyển từ từ qua các đoạn đường ray trên cao.
Nhà thầu đã cho đầu máy tuyến đường sắt trên cao chạy thử trên đoạn từ ga Cát Linh đến ga đường Láng (Hà Nội).
Theo kế hoạch của Bộ GTVT, Ban quản lý Dự án đường sắt, đến đầu tháng 10/2017, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) chính thức chạy thử liên động toàn hệ thống trước khi tiến hành khai thác thương mại vào quý 2/2018. Tuy nhiên, do dự án đang bị chậm tiến độ nhiều hạng muc.
Bên cạnh đó, một số quy định, chính sách cơ chế liên quan giữa Việt Nam và Trung Quốc khác nhau, khác về quan niệm thiết kế, khác về quy trình phê duyệt các bước, bản vẽ thiết kế, cũng có sự khác biệt; chế độ phương pháp quản lý giữa hai nước khác nhau.
Đầu đấm móc nối toa đầu máy chạy thử.
Hệ thống đường ray tàu Cát Linh - Hà Đông.
Tới 1/4/2018 tàu Cát Linh - Hà Đông mới có thể vận hành thử một cách toàn diện vì thiếu thiết bị.