Nằm trên con đường Trịnh Thị Miếng, thuộc ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, chợ bắp còn được người dân địa phương gọi bằng cái tên thân thuộc là chợ bắp ngã ba Bầu.Tại đây có trên 20 vựa bắp, mỗi vựa thường thuê 4-6 xe tải loại 10 tấn chở bắp từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Tây Ninh... đến mỗi ngày, trong nhiều khung giờ khác nhau, nên chợ lúc nào cũng tấp nập, đông đúc người và phương tiện ra vào.Bắp sau khi được xe tải chở đến vựa thì những người phụ nữ làm việc tại đây sẽ phân loại, cho vào từng giỏ riêng.Thông thường, bắp được chia làm 4 loại: nhất, nhì, ba, tư. Loại nhất là bắp to, chất lượng nhất. Kích cỡ giảm dần ở những loại về sau, giá cũng sẽ rẻ dần theo từng loại.Bà Trần Thị Ngọc (68 tuổi), làm nghề phân loại bắp ở chợ đã 6 năm nay. Bà cho biết được chủ vựa trả 48.000 đồng cho việc phân loại mỗi xe bắp. Thời gian một nhóm 5-6 người phân loại một xe bắp là khoảng 3 giờ.Là đầu mối cung cấp bắp cho toàn thành phố, khu chợ đón tiếp một lượng khách hàng rất lớn mỗi ngày, chủ yếu là khách mua sỉ về bán lại.Bắp được phân loại và bán theo từng bao, mỗi bao nặng hơn 120 kg. Khách hàng thường mua từ vài bao cho đến hàng chục bao mỗi lần đi chợ.Loại có giá cao nhất ở chợ là bắp Mỹ, từ 3.500 đồng/trái. Với bắp nếp thường, nếu loại trái to, chất lượng tốt thì người bán sẽ tính theo đơn vị trái, với giá từ 1.700-1.800 đồng mỗi trái cho đến 2.700-2.800 đồng, tuỳ theo độ lớn, loại nhỏ hơn sẽ bán theo kg, với giá từ 6.000 đồng/kg.Chị Hằng, chủ một vựa bắp tại đây cho biết mỗi ngày chị đều nhập về khoảng 20-30 tấn bắp để bán. Chị thuê 2-3 xe để vận chuyển với chi phí khoảng 7 triệu đồng/xe. Chị chia sẻ cách đây không lâu, với tin đồn bắp được nấu bằng pin để nhanh chín, người tiêu dùng quay lưng với nông sản này. Trong 6-7 tháng ròng rã, cả vựa bắp của chị không nhập về một trái nào, giá rớt còn dưới 500 đồng/trái. Lúc đó chị phải nhập dưa hấu bán nhằm trang trải tiền thuê vựa.Cách đó không xa, vựa Hạnh của ông Đỗ Văn Hạnh cũng đang trữ khá nhiều bắp. Ông cho biết đã theo nghề trồng bắp từ khi còn nhỏ tại đây, khi cả khu chỉ là những cánh đồng bắp bạt ngàn. Ông mới mở vựa 4 năm nay và việc kinh doanh mang lại cuộc sống khá hơn cho gia đình.Đằng sau tin đồn bắp nấu bằng pin, những nông dân trồng bắp phải phá ruộng chịu lỗ, các chủ vựa cũng không bán được hàng, cả gia đình của họ, bao gồm các em nhỏ đã phải có quãng thời gian rất khó khăn.Tuy nhiên, đó là câu chuyện đã qua. Những chủ vựa ở đây đã kinh doanh bình thường trở lại, họ vẫn ăn bắp nhập về mỗi ngày một cách rất bình thường.Mỗi vựa bắp cũng là nơi sinh hoạt của cả gia đình với đầy đủ bếp núc, nhà vệ sinh, thiết bị giải trí,...Anh Trần Ngọc Minh, người đầu tư trồng bắp ở huyện Chợ Gạo (An Giang) cho biết bắp trồng sau 75 ngày là có thể ra trái để thu hoạch. Anh đầu tư theo cách gối đầu, mỗi ngày giao cho nông dân trồng 0,5 ha bắp, nối tiếp trong suốt chu kỳ 75 ngày. Vì vậy, sản lượng bắp anh cung cấp ổn định quanh năm, suốt vụ.Anh Lâm Văn Thanh (người trên xe), ngày hôm nay đã mua 10 bao bắp với giá khoảng 2,5 triệu đồng và đưa về Lái Thiêu, Bình Dương bán lại.Bên trong một vựa, bắp được bày ra ở khắp nơi, được phân loại sẵn theo từng khu để người mua dễ dàng chọn loại mình ưng ý.Ngoài việc chuyên bán sỉ, ở chợ vẫn có những vựa bày thúng ra bán lẻ. Giá mỗi trái bắp sống bán lẻ thường cao hơn bán sỉ 500-1.500 đồng tuỳ loại.Bắp nướng mỡ hành cũng là một món ăn được cho là đặc sản của khu chợ. Giá mỗi trái bắp nướng loại này là 8.000 đồng.Cũng có khá nhiều hàng bán thêm bắp luộc, bắp lột vỏ sẵn với giá dao động 5.000-7.000 đồng/trái.Nụ cười thân thiện của tiểu thương ở khu chợ bắp duy nhất TP.HCM.Cũng giống như nhiều chợ đầu mối khác, chợ bắp mở cửa suốt 24/24h, hoạt động mua bán diễn ra liên tục.
Nằm trên con đường Trịnh Thị Miếng, thuộc ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, chợ bắp còn được người dân địa phương gọi bằng cái tên thân thuộc là chợ bắp ngã ba Bầu.
Tại đây có trên 20 vựa bắp, mỗi vựa thường thuê 4-6 xe tải loại 10 tấn chở bắp từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Tây Ninh... đến mỗi ngày, trong nhiều khung giờ khác nhau, nên chợ lúc nào cũng tấp nập, đông đúc người và phương tiện ra vào.
Bắp sau khi được xe tải chở đến vựa thì những người phụ nữ làm việc tại đây sẽ phân loại, cho vào từng giỏ riêng.
Thông thường, bắp được chia làm 4 loại: nhất, nhì, ba, tư. Loại nhất là bắp to, chất lượng nhất. Kích cỡ giảm dần ở những loại về sau, giá cũng sẽ rẻ dần theo từng loại.
Bà Trần Thị Ngọc (68 tuổi), làm nghề phân loại bắp ở chợ đã 6 năm nay. Bà cho biết được chủ vựa trả 48.000 đồng cho việc phân loại mỗi xe bắp. Thời gian một nhóm 5-6 người phân loại một xe bắp là khoảng 3 giờ.
Là đầu mối cung cấp bắp cho toàn thành phố, khu chợ đón tiếp một lượng khách hàng rất lớn mỗi ngày, chủ yếu là khách mua sỉ về bán lại.
Bắp được phân loại và bán theo từng bao, mỗi bao nặng hơn 120 kg. Khách hàng thường mua từ vài bao cho đến hàng chục bao mỗi lần đi chợ.
Loại có giá cao nhất ở chợ là bắp Mỹ, từ 3.500 đồng/trái. Với bắp nếp thường, nếu loại trái to, chất lượng tốt thì người bán sẽ tính theo đơn vị trái, với giá từ 1.700-1.800 đồng mỗi trái cho đến 2.700-2.800 đồng, tuỳ theo độ lớn, loại nhỏ hơn sẽ bán theo kg, với giá từ 6.000 đồng/kg.
Chị Hằng, chủ một vựa bắp tại đây cho biết mỗi ngày chị đều nhập về khoảng 20-30 tấn bắp để bán. Chị thuê 2-3 xe để vận chuyển với chi phí khoảng 7 triệu đồng/xe. Chị chia sẻ cách đây không lâu, với tin đồn bắp được nấu bằng pin để nhanh chín, người tiêu dùng quay lưng với nông sản này. Trong 6-7 tháng ròng rã, cả vựa bắp của chị không nhập về một trái nào, giá rớt còn dưới 500 đồng/trái. Lúc đó chị phải nhập dưa hấu bán nhằm trang trải tiền thuê vựa.
Cách đó không xa, vựa Hạnh của ông Đỗ Văn Hạnh cũng đang trữ khá nhiều bắp. Ông cho biết đã theo nghề trồng bắp từ khi còn nhỏ tại đây, khi cả khu chỉ là những cánh đồng bắp bạt ngàn. Ông mới mở vựa 4 năm nay và việc kinh doanh mang lại cuộc sống khá hơn cho gia đình.
Đằng sau tin đồn bắp nấu bằng pin, những nông dân trồng bắp phải phá ruộng chịu lỗ, các chủ vựa cũng không bán được hàng, cả gia đình của họ, bao gồm các em nhỏ đã phải có quãng thời gian rất khó khăn.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện đã qua. Những chủ vựa ở đây đã kinh doanh bình thường trở lại, họ vẫn ăn bắp nhập về mỗi ngày một cách rất bình thường.
Mỗi vựa bắp cũng là nơi sinh hoạt của cả gia đình với đầy đủ bếp núc, nhà vệ sinh, thiết bị giải trí,...
Anh Trần Ngọc Minh, người đầu tư trồng bắp ở huyện Chợ Gạo (An Giang) cho biết bắp trồng sau 75 ngày là có thể ra trái để thu hoạch. Anh đầu tư theo cách gối đầu, mỗi ngày giao cho nông dân trồng 0,5 ha bắp, nối tiếp trong suốt chu kỳ 75 ngày. Vì vậy, sản lượng bắp anh cung cấp ổn định quanh năm, suốt vụ.
Anh Lâm Văn Thanh (người trên xe), ngày hôm nay đã mua 10 bao bắp với giá khoảng 2,5 triệu đồng và đưa về Lái Thiêu, Bình Dương bán lại.
Bên trong một vựa, bắp được bày ra ở khắp nơi, được phân loại sẵn theo từng khu để người mua dễ dàng chọn loại mình ưng ý.
Ngoài việc chuyên bán sỉ, ở chợ vẫn có những vựa bày thúng ra bán lẻ. Giá mỗi trái bắp sống bán lẻ thường cao hơn bán sỉ 500-1.500 đồng tuỳ loại.
Bắp nướng mỡ hành cũng là một món ăn được cho là đặc sản của khu chợ. Giá mỗi trái bắp nướng loại này là 8.000 đồng.
Cũng có khá nhiều hàng bán thêm bắp luộc, bắp lột vỏ sẵn với giá dao động 5.000-7.000 đồng/trái.
Nụ cười thân thiện của tiểu thương ở khu chợ bắp duy nhất TP.HCM.
Cũng giống như nhiều chợ đầu mối khác, chợ bắp mở cửa suốt 24/24h, hoạt động mua bán diễn ra liên tục.