Gia đình ông Sơn (62 tuổi sống ở phố Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), vẫn giữ được nếp gói bánh chưng mỗi khi Tết đến xuân về.
"Sau 12 đến 14 tiếng mới có thể vớt ra, coi như là thức trắng đêm, nấu bánh phải liên tục đổ nước để bánh chưng chín đều" ông Sơn chia sẻ.
Do điều kiện nhà ở phố chật hẹp, ông Sơn chọn một ô vỉa hè còn trống để nấu bánh chưng.
Bà Dung, bà Nguyệt trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) thì mất cả chiều ngồi gói gần 100 bánh chưng để kịp nổi lửa vào tối muộn cùng ngày.
Bà Dung cho biết: “Năm ngoái bị ốm nên không gọi được bánh chưng nên thấy Tết như thiếu vắng thứ gì đó, năm nay gia đình tôi lại xếp lịch gói lấy nồi bánh chưng để còn thấy không khi Tết cho vui, vì cả năm buồn với Covid-19 rồi”.
|
Nhà bà Dung, trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) năm nay gói gần 100 chiếc bánh chưng |
|
Phụ giúp gói gần 100 bánh chưng cho bà Dung có bà Nguyệt và cậu con trai. Năm nào hai gia đình cũng gói một nồi bánh rồi chia cho họ hàng và một số người nhờ gói giúp vài cái để thắp hương ngày Tết |
|
Sau hơn 4 giờ đồng hồ gói bánh liên tục, gần 100 bánh chưng đã xong, chuẩn bị luộc ngay trong đêm
|
|
Trên phố Khương Đình, nồi bánh chưng đỏ lửa ngay cạnh bờ sông Tô Lịch |
|
Ông Sơn cho biết: Do được bà con hàng xóm tín nhiệm, nên ngoài việc gói bánh cho gia đình ăn Tết, nhiều người đặt bánh nhờ ông gói và luộc luôn. |
|
"Nước luộc bánh được bổ sung liên tục, sau 5-6 giờ đồng hồ thì đảo bánh một lần thì nồi bánh sẽ rền và ngon" - ông Sơn chia sẻ kinh nghiệm |
|
Cũng trên phố Khương Đình, nhiều gia đình lớn bé, già trẻ quây quần bên nồi bánh chưng ngày cuối năm. |
|
Hai đứa trẻ trên phố Vũ Tông Phan được tận hưởng cảm giác trông nồi bánh chưng ngày Tết |
|
Với trẻ em thành phố, không phải nhà nào cũng có diện tích để luộc một nồi bánh chưng mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
|