Bộ GTVT nói gì về đề xuất tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam?

Google News

Lãnh đạo Bộ GTVT lên tiếng về đề xuất tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra chiều 4/7, báo chí đã đặt câu hỏi về quan điểm của Chính phủ, Bộ GTVT khi có đề xuất tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam?.
Bo GTVT noi gi ve de xuat tach Tong cuc Duong bo Viet Nam?
 Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông khẳng định: Đề án này nằm trong chỉ đạo chung của Chính phủ cũng như các bộ ngành khác, trong nhiệm kỳ mới rà soát lại cơ cấu tổ chức, chức năng bộ máy và trình lại để có điều chỉnh những văn bản pháp luật về nội dung quy định có liên quan đến cơ cấu tổ chức bộ ngành đó.
Bộ Giao thông vận tải đã trình và được các bộ ngành khác như: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan làm việc và cho ý kiến với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình rà soát để trình Chính phủ.
Hiện tại, nếu được xem xét quyết định thì sẽ nghiêm túc thực hiện theo phê duyệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
""Theo chủ trương chung của Đảng, phải rà soát các đầu mối của đơn vị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả theo tinh thần của Nghị quyết 18, 19", Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết "nhiệm kỳ mới bao giờ cũng phải rà soát cơ cấu nhiệm vụ, chức năng bộ máy các đơn vị đáp ứng được những yêu cầu chung của Đảng. Trong nhiệm kỳ mới, chúng tôi đã triển khai thực hiện việc rà soát này và đã thu gọn các đầu mối, đặc biệt là một số vụ có chức năng tương đối tương đồng, chúng tôi đã đề xuất ghép để đảm bảo tập trung cho quản lý và cũng để giảm các đầu mối.
Thứ hai là xem xét giảm các cục, đơn vị có thể đưa về các địa phương như Cục Y tế. Cũng như chỉ đạo chung là trong các vụ thì không có phòng. Cái gì chung thì chắc các bộ ngành khác cũng tương tự Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện trình lên Chính phủ.
Đối với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, qua quá trình rà soát, so sánh với các tiêu chí của một Tổng cục thì Tổng cục chưa đáp ứng được tất cả các tiêu chí. Có đề xuất là không duy trì Tổng cục mà xây dựng là một Cục tương tự như các cục quản lý chuyên ngành khác của ngành giao thông vận tải".
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, ngành giao thông vận tải có 5 lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy nội địa, hàng hải. Và Cục Đường bộ từ Tổng cục Đường bộ vẫn là cục chuyên ngành.
Trong quy trình đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng đề xuất, sau đó lên Đảng bộ xem xét, sau các cơ quan liên quan xem xét hình thành một Cục nhưng đó không phải là cục chuyên ngành mà là cục chuyên trách về lĩnh vực đầu tư phát triển đường cao tốc và khai thác đường cao tốc. Còn cục quản lý nhà nước về đường bộ vẫn là Cục Đường bộ Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng đó là cơ sở đâu để đề xuất như thế. Với một định hướng theo quy hoạch, Nghị quyết 13 của Đảng xác định đến năm 2030, đầu tư, khai thác 5.000 km đường cao tốc. Rồi theo quy hoạch chung của đường bộ, cao tốc ở Việt Nam lâu dài, chắc khoảng độ 9.000-10.000 km.
Đó là cái mà chúng tôi cho là đề xuất của Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở có những định hướng cho phát triển, quản lý khai thác đường cao tốc. Cái này phù hợp chung với Luật Xây dựng, thực sự là một chủ đầu tư. Hướng tới tách dần Bộ Giao thông vận tải ra khỏi chủ đầu tư. Bộ chỉ làm quản lý nhà nước, quản lý, chủ quản, duyệt các dự án. Còn chủ đầu tư sẽ có các cơ quan, đơn vị đầu mối. Và sau này, các đơn vị này quản lý khai thác theo hướng đối với đường cao tốc thì có tính chất thương mại rất cao, sau đó sẽ xem xét theo hướng thu hút các thành phần vào quản lý khai thác, kể cả những dự án do Nhà nước đầu tư công cũng có thể hướng tới đấu thầu, nhượng quyền, cho thuê khai thác.
"Chúng tôi khẳng định cái này được Chính phủ xem xét và quyết định thế nào Bộ sẽ theo thế đó", Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định. 
Thiên Tuấn

>> xem thêm

Bình luận(0)