Sáng ngày 31/10, tại Hà Nội, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức “Diễn đàn khoa học thực trạng và giải pháp an toàn thực phẩm hiện nay ở Việt Nam”.
Tham dự buổi diễn đàn có bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cùng đông đảo đại biểu các Cục, Vụ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương… và các nhà khoa học, các hội nghề liên quan.
TS Phạm Văn Tân (Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký LHHVN) cho biết hiện nay, an toàn thực phẩm luôn là vấn đề thời sự được xã hội quan tâm. Nhiều loại bệnh tật đến với con người có liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm. Ngộ độc tập thể từ thực phẩm với số lượng đông và xảy ra liên tiếp tại các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp. Nhất là khi cơ quan chức năng mới đây phát hiện hàng loạt những vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm.
|
TS Phạm Văn Tân (Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký LHHVN) và bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tại buổi diễn đàn. |
Trước tình trạng an toàn thực phẩm đang ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giống nói, gây bức xúc dư luận, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức buổi diễn đàn nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Theo GS.TS Phan Thị Kim (Hội KHKT An toàn thực phẩm Việt Nam): An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp trong việc cải thiện sức khỏe đối với mỗi con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi…
GS.TS Phan Thị Kim cho rằng: Văn bản chính sách pháp luật về ATTP thời gian qua đã được ban hành tương đối đầy đủ và kịp thời, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP. Ngoài ra, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP đã được quan tâm ban ành đồng bộ hơn phục vụ yêu cầu quản lý ATTP.
Cụ thể, theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì tiêu chuẩn quốc gia do bộ KH&CN ban hành, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành với hình thức văn bản là dạng thông tư.
Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Bộ KH&CN, trong giai đoạn 2011-2017 đã có 365 TCVN về thực phẩm, 29 kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia về ATTP được ban hành, riêng năm 2016 đã có 127 TCVN về ATTP được ban hành. Tuy nhiên theo báo cáo của Chính phủ thì con số TCVN mới chiếm 80% QCVN chiếm 56,3% so với yêu cầu, trong khi đó thực phẩm thuộc loại hàng hóa nhóm 2 là nhóm bắt buộc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật,. Các sản phẩm thực phẩm có QCKT địa phương còn rất hạnh chế…
|
Nhiều đại biểu tham dự diễn đàn. |
TS Phan Thị Kim cho biết, bên cạnh những kết quả và thành tựu đã đạt được trong thời gian qua ở lĩnh vực đảm bảo ATTP, pháp luật Việt Nam hiện hành cũng còn nhiều những tồn tại hạn chết và khó khăn vướng mắc như: Còn quá nhiều quy định về quản lý ATTP gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế; Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh ATTP chưa đồng bộ, còn thiếu và chồng chóe; Tính khả thi và tính ổn định của các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP còn chưa cao, cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn áp dụng…; Hiện nay, hệ thống pháp luật về ATTP đang thiếu những quy định chi tiết dẫn đến việc áp dụng của các chủ thế gặp không ít khó khăn; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP hiện còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là đối với những thực phẩm truyền thống…
|
TS Phan Thị Kim phát biểu tại diễn đàn. |
Clip:Báo động ngộ độc thực phẩm tại gia đình. Nguồn VTC14:
Trong đề xuất giải pháp của mình, GS.TS Phan Thị Kim có đề cập đến nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; Tổ chức thực hiện; giải pháp về nguồn lực. Đồng thời GS.TS Phan Thị Kim đưa ra 6 kiến nghị.
Tại hội nghị sáng nay, ông Nguyễn Tử Cương (Hội Nghệ các Việt Nam), PGS.TS Ngô Tiến Hiển, Hội KHCN Lương thực thực phẩm Việt Nam), PGS.TS Nguyễn Kim Vân (Hội KHKT Bảo vệ thực phẩm Việt Nam), GS.TS Đậu Ngọc Hào (Hội Thú y Việt Nam) cũng đồng thời có những báo cáo liên quan đến vấn đề ATTP.
Đáng chú ý, trong báo cáo của TS Nguyễn Kim Vân (Hội KHKT Bảo vệ thực phẩm Việt Nam) cho biết, những năm gần đây, do tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thái quá trong nông nghiệp đã ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường cũng như việc xuất khẩu nông sản của nước ta. Bởi vậy đã có nhiều ý kiến phê phán thậm chí muốn loại trừ thuốc bảo vệ thực vật bằng mọi giá. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận đúng mức vai trò của thuốc bảo vệ thực vật trong thực tại và tương lai để có những biện pháp khả thi.
“Bên cạnh những mặt tích cực và tác dụng to lớn, thuốc bảo vệ thực vật luôn có mặt tiêu cực, có nguy cơ dễ dẫn đến những hậu quả tai hại làm ảnh hưởng đến an toàn nông sản thực phẩm sức khỏe con người, ảnh hưởng mọi sinh vật có ích và môi trường sống. Đặc biệt các loại thuốc hóa học là con dao hai lưỡi do được cấu tạo bởi các chất độc và hầu hết các hoạt chất hay chất phụ gia trong mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật đều là những chất độc hại với các mức độ khác nhau nên việc sử dụng phải yêu cầu tính nghiêm ngặt và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật”, TS Nguyễn Kim Vân chia sẻ.
Ngoài ra TS Nguyễn Kim Vân còn đề cập đến tình trạng sản xuất, buôn bán kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật bất hợp pháp;Thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, không rõ nguồn gốc lọt qua biên giới; Sử dụng thái quá thuốc; Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản là những vấn đề trọng tâm liên quan đến an toàn thực phẩm.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, TS Nguyễn Kim Vân đưa ra một số giải pháp: Đề nghị Bộ NN&PTNT và cơ quan chuyên ngành tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa các quyết định, thông tư thi hành Luật BV&KDTV được nhà nước phê duyệt; Xây dựng lộ trình từ nay đến năm 230 để loại bỏ dần những những thuốc bảo vệ thực vật độc hại, lạc hậu, tăng cường các loại thuốc tiên tiến, ít độc hại với con người và vật nuôi; Nhà nước cần có những chính sách cụ thể, ưu tiên thích hợp như giảm thuế, ưu tiên khuyến khích việc đăng ký và sử dụng thuốc BVTV đang sử dụng ở Việt Nam; Nhà nước cần có chính sách cụ thể, ưu tiên thích hợp như giảm thuế…; Có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán, kinh doanh thuốc BVTV bất hợp pháp, thuốc nhập lậu, thuốc giả…; Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV…
Cũng tại diễn đàn, các đại biểu còn được nghe ý kiến tham luật của bà Bùi Thị An cùng với đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản và những kiến nghị liên quan đến vấn đề ATTP để đảm bảo sức khỏe cho người dân.