“Ăn ngủ cùng Covid-19” của Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội

Google News

Câu chuyện giữa phóng viên Dân trí cùng ông xoay quanh những ngày "ăn ngủ cùng Covid-19" của lực lượng CDC Hà Nội đầu năm 2020 đến nay.

“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi
 
“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-2
 
Gần như không có ngày nghỉ, liên tục phải làm việc với trên 100% công suất, sinh hoạt cá nhân cũng bị đảo lộn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn dường như cũng đã quen với trạng thái "bình thường mới" này.
“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-3
 
Câu chuyện giữa phóng viên Dân trí cùng ông xoay quanh những ngày "ăn ngủ cùng Covid-19" của lực lượng CDC Hà Nội đầu năm 2020 đến nay.
Đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng 4 đã trở thành làn sóng dịch lớn chưa từng có tại nước ta. Là lực lượng chống dịch trực tiếp trên tuyến đầu, cuộc chiến lần này của CDC Hà Nội khó khăn hơn so với giai đoạn trước đó như thế nào?
- Hơn 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, thách thức hệ thống y tế, đặc biệt là hệ thống y tế dự phòng và y tế cơ sở.
Hà Nội và cả nước đã trải qua vô vàn những khó khăn, vất vả trong cuộc chiến chống lại "kẻ thù vô hình" với nhiều biến chủng vô cùng nguy hiểm, nhất là khi đợt dịch thứ 4 bùng phát với sự xuất hiện của biến chủng Delta.
Với những chủng gây bệnh đầu tiên của virus SARS-CoV-2, tỷ lệ nhiễm bệnh tại Hà Nội là rất thấp. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện biến chủng Delta thì số F0 đã gia tăng nhanh chóng và dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp.
Đợt dịch thứ tư tại Hà Nội đã kéo dài suốt từ cuối tháng 4 năm 2021 đến nay, với tổng số mắc là hơn 200.000 ca bệnh, chiếm tỷ lệ tới hơn 99% tổng số ca bệnh từ khi Covid-19 xuất hiện. Đặc điểm của đợt dịch này là kéo dài liên tục trong 10 tháng qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm; dịch diễn ra trên diện rộng, tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã và 579 xã phường của Hà Nội đều xuất hiện bệnh nhân; số ca tử vong do Covid-19 bắt đầu xuất hiện và gia tăng.
“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-4
 
Cùng với sự gia tăng và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cho đến thời điểm này khối lượng công việc của cán bộ y tế cũng tăng lên gấp đôi. Ngoài công tác điều tra, khoanh vùng, truy vết và xét nghiệm, cán bộ y tế các tuyến còn phải tập trung cao độ cho công tác tiêm chủng vaccine Covid-19.
Với tốc độ lây lan nhanh gấp nhiều lần các biến chủng cũ, thời gian đầu khi đợt dịch thứ 4 do biến chủng Delta bùng phát, CDC Hà Nội đã đề ra chiến lược chống lại biến chủng này như thế nào?
- Ngay từ khi Bộ Y tế công bố sự xuất hiện của biến chủng Delta, CDC Hà Nội đã nhanh chóng tham mưu cho Sở Y tế và Thành phố để có chiến lược phòng chống phù hợp, hiệu quả, giảm thiểu tối đa tác động của dịch bệnh đến đời sống xã hội.
Với tinh thần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, chúng tôi đã cùng y tế quận, huyện xây dựng những kịch bản với số lượng ca mắc, quy mô ổ dịch theo cấp độ tổ dân phố, khu dân cư, cụm dân cư hay cả một phường, một xã, để từ đó có biện pháp khoanh vùng, giãn cách xã hội phù hợp. Không cầu toàn, không nóng vội và cố gắng hạn chế phần nào ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội cũng như phát triển kinh tế.
Trong nửa đầu của giai đoạn này, công tác phòng chống dịch trọng tâm vẫn là hoạt động của hệ thống y tế dự phòng để hạn chế thấp nhất số ca bệnh, nếu số ca bệnh gia tăng nhanh chóng sẽ dẫn tới quá tải trong công tác điều trị và tỷ lệ tử vong có nguy cơ tăng cao.
Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn này cần thực hiện tăng cường giãn cách xã hội, khoanh vùng kịp thời.
Nhưng cần phải giãn cách như thế nào, giãn cách trong bao lâu, khoanh vùng rộng hay hẹp, thì cần phải có tính toán và có phương án hết sức cụ thể đối với từng ổ dịch, từng địa phương, với khu vực là nội đô hay ngoại thành, trên phương châm hẹp nhất có thể và an toàn nhất.
“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-5
 
Để việc giãn cách và khoanh vùng đạt hiệu quả thì vai trò của người dân là hết sức quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi đã luôn chú trọng đến công tác truyền thông. Hoạt động này đã được triển khai trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, với nhiều hình thức phong phú.
Để có thể chạy đua với dịch bệnh, CDC Hà Nội cũng phải có chiến lược xét nghiệm mới phù hợp hơn, hiệu quả hơn và thần tốc hơn. Chúng tôi sử dụng nhiều loại sinh phẩm, nhiều cách thức tiếp cận, như sử dụng test kháng nguyên, xét nghiệm PCR với phương pháp gộp mẫu 5, gộp mẫu 10; đồng thời áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình lấy mẫu, gửi mẫu và trả kết quả xét nghiệm; bố trí các ca trực 24/24h để sẵn sàng nhận mẫu và triển khai xét nghiệm để cho kết quả nhanh nhất, chính xác nhất.
Trong bối cảnh thiếu ống môi trường lấy mẫu xét nghiệm, CDC Hà Nội đã huy động cán bộ của đơn vị tự sản xuất đảm bảo đủ ống môi trường cấp cho quận huyện đáp ứng công tác lấy mẫu xét nghiệm.
Song song với việc thay đổi các chiến lược phù hợp, xác định vaccine là chiến lược lâu dài và hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh, CDC Hà Nội đã sớm tham mưu cho thành phố chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, nhằm đạt được mục tiêu thành phố đã đề ra.
Ngay từ đầu quý II năm 2021, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cán bộ tiêm chủng trong hệ thống y tế công lập và ngoài công lập, sẵn sàng đảm bảo đủ cơ số cho trên 2.000 dây chuyền tiêm vaccine, có khả năng đáp ứng triển khai tiêm 200.000 mũi tiêm/ngày khi có đủ vaccine. Thực tế trong chiến dịch tiêm chủng có những ngày toàn thành phố đã tiêm được trên 600.000 mũi tiêm an toàn.
“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-6
 

“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-7
 
Khi TPHCM trở thành tâm dịch lớn nhất cả nước với số ca bệnh và số ca tử vong tăng vọt, CDC Hà Nội đã đúc rút được những bài học gì để tránh kịch bản như TPHCM lặp lại với Hà Nội?
- Từ thực tế công tác phòng chống dịch tại TPHCM và các tỉnh khu vực phía nam, CDC Hà Nội đã kịp thời đúc rút kinh nghiệm và xây dựng các phương án phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả.
Có 3 bài học lớn mà chúng tôi đã đúc rút được và đã kịp thời áp dụng trong công tác chống dịch tại Thủ đô:
Thứ nhất phải có hệ thống giám sát, cảnh báo chuyên nghiệp, chuyên sâu, có khả năng dự báo chính xác diễn biến và nguy cơ bùng phát dịch trên từng đối tượng, trên từng lĩnh vực hoạt động, từng khu vực dân cư.
Thay vì việc xét nghiệm diện rộng tràn lan như trước đây, đến giai đoạn này CDC Hà Nội đã chuyển hướng sang xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, xét nghiệm có chu kỳ 3-5 ngày/lần đối với khu vực phong tỏa, xét nghiệm sàng lọc cho các đối tượng có nguy cơ cao, khu vực nguy cơ cao; phối hợp giữa kỹ thuật PCR với xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên; trả kết quả xét nghiệm trong thời gian nhanh nhất có thể nhằm phát hiện sớm các ổ dịch tiềm tàng để ngăn chặn kịp thời.
Thứ hai, đó là phải củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng từ thành phố đến xã, phường; lấy các đội cơ động phản ứng nhanh làm nòng cốt; huy động sự tham gia vào cuộc của người dân.
Tại CDC Hà Nội, trước đây chỉ thành lập 5 đội cơ động phòng chống dịch, thì nay tăng lên 15 đội. Tại các quận huyện, trước đây chỉ thành lập 2 đội cơ động phòng chống dịch/quận, huyện, thì nay tăng lên 5 đội/quận, huyện; các thành viên trong đội liên tục được tập huấn, đào tạo để có kiến thức vững vàng và kỹ năng thành thục, linh hoạt các giải pháp trong truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều trị phù hợp tình hình thực tiễn.
Ngoài ra, các tổ Covid-19 cộng đồng, các tổ giám sát liên gia cũng được thành lập với sự tham gia của cán bộ thôn xóm, tổ dân phố và tình nguyện viên.
Với lực lượng hùng hậu như vậy, Hà Nội đã rất chủ động khi số ca mắc Covid-19 tăng vọt.
Người dân khi có nguy cơ lây nhiễm hay khi được xác định là bệnh nhân được tiếp cận y tế trong thời gian sớm nhất để tư vấn, hỗ trợ và điều trị kịp thời, từ đó giảm tỷ lệ diễn biến nặng cũng như giảm tỷ lệ tử vong.
Thứ ba, đó là phải chuẩn bị sẵn sàng cho công tác tiêm chủng khi có đủ vaccine như tôi đã đề cập ở trên.
“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-8
 

“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-9
 
Hơn 2 năm chống dịch vừa qua chắc hẳn là một quãng thời gian đầy khó khăn với các cán bộ của CDC Hà Nội. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về những áp lực mà bản thân cùng các đồng nghiệp đã phải đối mặt?
- Trong suốt hơn 2 năm chống dịch vừa qua luôn là những tháng ngày gian khó, vất vả đối với ngành y tế nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Mỗi khi có một biến chủng mới, một đợt dịch mới là căng thẳng và áp lực lại đè nặng lên những cán bộ y tế ở tất cả các tuyến, từ thành phố đến địa phương.
Bản thân tôi dù đã học đúng chuyên ngành Vệ sinh dịch tễ, có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác phòng chống dịch bệnh, tuy nhiên khi đối diện với dịch bệnh Covid-19, khi trực tiếp bắt tay vào việc vẫn thấy căng thẳng, lo lắng và nhiều trăn trở, nhiều áp lực, khi đây là một dịch bệnh mới và phức tạp.
Nếu không đưa ra được phương pháp và cách làm đúng thì việc phòng chống dịch sẽ không có hiệu quả, từ đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Các hoạt động điều tra, truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng, cách ly cứ liên tiếp diễn ra khiến chúng tôi luôn trong tình trạng ''báo động", gần như không có ngày nghỉ, liên tục phải làm việc với trên 100% công suất.
Cùng với sự gia tăng và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cho đến thời điểm này khối lượng công việc của cán bộ y tế cũng tăng lên gấp đôi. Ngoài công tác điều tra, khoanh vùng, truy vết và xét nghiệm, cán bộ y tế các tuyến còn phải tập trung cao độ cho công tác tiêm chủng vaccine Covid-19.
Sinh hoạt cá nhân cũng bị đảo lộn, các bữa ăn đều diễn ra trong khoảng thời gian quá trưa và 9-10h đêm.
Đặc biệt giai đoạn căng thẳng nhất của chúng tôi là trong 20 ngày đầu tháng 9 năm 2021, thời điểm này đồng thời triển khai hai chiến dịch thần tốc, chưa từng có trong tiền lệ: Chiến dịch xét nghiệm diện rộng và chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 trên địa bàn toàn thành phố.
“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-10
 
Trong khoảng thời gian "căng như dây đàn" đó, có câu chuyện nào về sự quên mình của các đồng nghiệp khiến ông đặc biệt ấn tượng?
- Một điều hết sức vui mừng và tự hào là trong những ngày tháng hết sức khó khăn gian khổ, nhưng tất cả cán bộ nhân viên của chúng tôi đã luôn đứng vững, không một ai xin nghỉ hay bỏ việc.
Rất nhiều cán bộ đã gần như đã thường trực liên tục tại đơn vị trong nhiều ngày đêm để chỉ đạo, điều hành các hoạt động không để bị đứt gãy như: bác sĩ Đào Hữu Thân - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, bác sĩ Hà Tấn Dũng -Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng hay bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng khoa Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
Họ là những tấm gương sáng về y đức, đã không quản ngày đêm, khó khăn vất vả và hiểm nguy của dịch bệnh để truy vết F1, F2, rồi xét nghiệm xác định ca dương tính và khoanh vùng ổ dịch; họ đã tham gia trực tiếp tại các ổ dịch Covid-19 lớn, nhỏ trên địa bàn Thủ đô và tham gia hỗ trợ tỉnh Bắc Giang trong những ngày nóng bỏng nhất của dịch bệnh. Những ngày tháng "chống giặc Covid-19" có lẽ là những ngày tháng không thể nào quên.
Những đợt lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, cả ngày mang trên mình bộ đồ bảo hộ giữa cái nắng oi ả mùa hè trong nhiều giờ liền khiến họ hoa mắt, chóng mặt, nhưng khi nghĩ đến sự nguy hiểm của dịch bệnh, chỉ chậm trễ một chút thôi sẽ không kịp truy vết, bóc tách ca dương tính khỏi cộng đồng thì họ phải bật dậy tiếp tục làm việc.
Tôi còn nhớ, trong đợt công tác hỗ trợ tỉnh Bắc Giang chống dịch, BS Hà Tấn Dũng đã tâm sự: "Điều mình trăn trở nhất là làm thế nào để có thể giúp đỡ họ một cách hiệu quả nhất, đưa ra những phương thức, cách làm để họ hợp tác cùng chiến thắng dịch bệnh trong thời điểm phức tạp như thế này". Nhờ những cố gắng và thành tích đã đạt được, bác sĩ Hà Tấn Dũng đã được UBND thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu "Người tốt việc tốt" năm 2021.
Đối với BS Đào Hữu Thân, anh là người đầu mối tham mưu cho lãnh đạo đưa ra quyết sách phòng chống dịch nhanh nhất, chính xác nhất, rồi liên tục phải cập nhật tình hình dịch bệnh trong nước, trên thế giới, tình hình dịch bệnh của 30 quận huyện, 579 xã phường trên địa bàn toàn thành phố để tổng hợp, báo cáo cho lãnh đạo. Hai vợ chồng bác sĩ Thân cùng công tác tại CDC Hà Nội nên khó khăn lại càng chồng chất. Có những ngày cả hai vợ chồng đều trong ca trực, mọi công việc của gia đình từ nội trợ, chăm sóc con cái, các việc vặt trong nhà đều phải nhờ vả đến ông bà hai bên nội ngoại.
“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-11
 
Còn với BS Nguyễn Mạnh Hùng, căn phòng làm việc của anh và của cả Khoa Xét nghiệm liên tục sáng đèn, kể cả ngày cũng như đêm. Anh gần như đã ở lại hẳn trong cơ quan để chỉ đạo tiếp nhận mẫu, triển khai xét nghiệm mẫu nhanh nhất có thể giúp cho việc truy vết, bóc tách ca dương tính khỏi cộng đồng, mặc dù ở nhà vẫn còn mẹ già nay đã bước vào tuổi 80. Họa hoằn lắm anh mới đảo qua nhà trong chốc lát để thăm hỏi chăm sóc sức khỏe cho mẹ già.
Ngoài ra, còn rất nhiều những tấm gương hy sinh thầm lặng khác, những sự mất mát mà không bao giờ lấy lại được.
Với nhân lực hạn chế nhưng khối lượng công việc lại rất lớn, CDC Hà Nội đã làm thế nào để tránh việc bị quá tải và có thể đáp ứng cho một cuộc chiến dài hơi với Covid-19?
- Điều đầu tiên, chúng tôi luôn tự nhủ bản thân cũng như nhắc nhở anh em cần phải giữ gìn sức khỏe thật tốt, đặc biệt không được để lây nhiễm bệnh và thực tế trong suốt 2 năm chống dịch, tất cả cán bộ nhân viên của CDC Hà Nội đã không có một ai bị mắc Covid-19. Quân số luôn đảm bảo đầy đủ, làm việc theo ca kíp trực. Đây chính là chìa khóa thành công giúp chúng tôi vượt qua đại dịch.
Bên cạnh đó cần phải có sự phân công công việc một cách khoa học, bố trí nhân lực hợp lý, cán bộ cũ giàu kinh nghiệm kèm cặp giúp đỡ cán bộ mới còn non trẻ. Trong khó khăn vất vả tình đồng đội, tinh thần đoàn kết đồng nghiệp luôn được nhân lên, cộng thêm sự chia sẻ hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân đã giúp chúng tôi có thêm sức mạnh, sự bền bỉ, dẻo dai trong hơn 2 năm qua.
Kỳ nghỉ Tết vừa qua với ông và các cán bộ CDC Hà Nội có lẽ vẫn rất bận rộn và vất vả. Ông có thể chia sẻ về Tết trực chiến của đơn vị mình?
- Kỳ nghỉ Tết cổ truyền đối với các ngành nghề khác là thời gian nghỉ ngơi, vui vẻ bên gia đình, họ hàng, nhưng đối với cán bộ y tế như chúng tôi vẫn tiếp tục phải duy trì các ca trực, nhằm đảm bảo thông suốt các hoạt động phòng chống dịch, vẫn tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng xuyên tết. Hàng ngày, chúng tôi vẫn duy trì 5 bộ phận thường trực, bao gồm: bộ phận trực kiểm dịch y tế quốc tế tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, trực Đội cơ động phòng chống dịch, trực tại phòng xét nghiệm, trực cấp phát vật tư y tế, vaccine Covid-19 và trực tổng đài tư vấn hỗ trợ cho người dân (tổng đài 1022, nhánh 2, đường dây nóng).
“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-12
 

“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-13
 
Khi Hà Nội chuyển sang chiến lược "thích ứng Covid-19", công việc của CDC Hà Nội đã thay đổi như thế nào?
- Khi chúng ta đã thay đổi chiến lược từ "Zero Covid" sang "thích ứng an toàn, linh hoạt", phần gánh nặng dịch chuyển sang hệ thống điều trị bệnh nhân Covid-19, đó là các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế xã phường.
Mặc dù vậy, số lượng ca bệnh dương tính vẫn gia tăng và diễn biến dịch vẫn còn hết sức phức tạp, đòi hỏi hoạt động của CDC Hà Nội cũng cần phải thích ứng phù hợp với tình hình mới.
Xác định vaccine là chiến lược lâu dài và hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh, hiện nay chúng tôi đang tiếp tục tập trung cho công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Nhiệm vụ này bao gồm tiêm vét các đối tượng chưa tiêm đủ 2 mũi cơ bản, tiêm bổ sung mũi 3 cho các đối tượng đến kỳ tiêm. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện để triển khai tiêm cho đối tượng trẻ em 5-11 tuổi khi có quyết định của Bộ Y tế. Ngoài ra, chúng tôi đang tranh thủ thời gian đánh giá, đúc rút kinh nghiệm quá trình triển khai các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 trong 2 năm qua.
Trong giai đoạn này, khi mà dịch bệnh diễn ra trên tất cả các địa phương của thành phố thì công tác đảm bảo "bốn tại chỗ" cũng được triển khai chủ động. Trung tâm y tế các quận huyện sẽ chủ động về nguồn lực cũng như biện pháp phòng chống dịch trong mọi tình huống. CDC Hà Nội sẽ chỉ hỗ trợ quận huyện đáp ứng đối với các ổ dịch có quy mô lớn và diễn biến phức tạp. Chính nhờ sự chủ động của địa phương nên khi số lượng ca bệnh gia tăng, các địa phương không bị lúng túng và bị động, giúp cho công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả, giảm đến mức thấp nhất và đặc biệt là giữ vững lòng tin của nhân dân đối với lực lượng y tế.
Xin cảm ơn ông!

“An ngu cung Covid-19” cua Pho Giam doc Trung tam Kiem soat Benh tat Ha Noi-Hinh-14
 

Theo Dân Trí

>> xem thêm

Bình luận(0)