4 lãnh đạo chủ chốt đi bỏ phiếu ở những thành phố nào?

Google News

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi bỏ phiếu tại thành phố Hà Nội, Chủ tịch nước bỏ phiếu tại TP HCM, Chủ tịch Quốc hội bỏ phiếu tại thành phố Hải Phòng, và Thủ tướng Phạm Minh Chính bỏ phiếu tại thành phố Cần Thơ.

Tại buổi họp báo chiều 21/5, trao đổi với phóng viên về nơi đi bầu cử của 4 lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Bùi Văn Cường cho biết, tại lần bầu cử này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi bỏ phiếu tại thành phố Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bỏ phiếu tại TP. HCM, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bỏ phiếu tại thành phố Hải Phòng, và Thủ tướng Phạm Minh Chính bỏ phiếu tại thành phố Cần Thơ. “Những thông tin này không có gì là bí mật cả”, ông Cường cho hay
4 lanh dao chu chot di bo phieu o nhung thanh pho nao?
Tổng thư ký Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia Bùi Văn Cường - Ảnh: Như Ý 
Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác Đại biểu, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Nhân sự cho biết, nguyên tắc là hầu hết các lãnh đạo ở địa bàn nào, cư trú ở đâu thì đi bầu cử ở nơi đó. Tuy nhiên gắn với nhiệm vụ cụ thể của các nhân sự trong Hội đồng Bầu cử cũng như nhiệm vụ của các đồng chí lãnh đạo, thì một số lãnh đạo đi bỏ phiếu ở một số địa phương.
"Việc đi bỏ phiếu tại các địa phương như vậy gắn liền với việc đi kiểm tra, chứng kiến giờ khai mạc cũng như động viên các điểm bầu cử, tạo không khí chung cho cả nước", bà Thanh cho hay.
Bầu hộ bầu thay là vi phạm nguyên tắc bầu cử
Trả lời câu hỏi của phóng viên về giải pháp làm thế nào tránh bầu hộ, bầu thay? Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác Đại biểu, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Nhân sự cho biết, đây cũng là một câu chuyện rất thời sự, vì mục tiêu và nguyên tắc của bầu cử của chúng ta là thực hiện theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp và bình đẳng.
“Việc đi bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND là quyền và nghĩa vụ của mỗi cử tri. Việc đi bầu hộ, bầu thay đã làm mất quyền cử tri của mình khi thực hiện quyền trực tiếp. Chúng ta thực hiện nền dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp) thì việc trực tiếp đi bầu cử là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, tự tay mình bỏ phiếu bầu người đại diện mình tham gia các cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và địa phương”, bà Thanh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo Trưởng Ban Công tác đại biểu, trong thực tế cũng có những trường hợp đi bầu thay, bầu hộ. Để tránh việc bầu thay, bầu hộ thì cần đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân ý thức trách nhiệm của mình đối với cuộc bầu cử.
“Việc bầu hộ, bầu thay là vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp, bình đẳng, phổ thông”, bà Thanh nói.
Theo Luân dùng/Tiền Phong

>> xem thêm

Bình luận(0)