Thẻ QR-Code cho người dân đi chợ phòng dịch COVID-19: Mới đây, Sở Công thương Đà Nẵng có văn bản triển khai thí điểm ứng dụng Thẻ vào chợ QR-Code (eTicket-Đà Nẵng) tại 4 chợ thuộc sở quản lý gồm chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Đống Đa, chợ đầu mối Hòa Cường. Việc thí điểm triển khai thẻ vào chợ QR-Code (theo phương án 3 ngày đi chợ 1 lần) nhằm mục đích tiết kiệm chi phí in ấn thẻ vào chợ, truy vết nhanh, kiểm soát người ra vào. Thẻ đi chợ giấy từng được nhiều địa phương áp dụng: Trước đó, Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế…đã áp dụng thẻ đi chợ bằng giấy theo ngày chẵn, lẻ. Mỗi hộ gia đình cứ 3 ngày đi chợ một lần để giãn cách xã hội, phòng chống dịch. Người dân tuyệt đối tuân thủ "5K + Vaccine": Một trong những biện pháp phát huy hiệu quả cao được Bộ Y tế yêu cầu người dân cả nước thực hiện nghiêm chính là thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế". Đây là một biện pháp hữu hiệu để phòng chống sự lây lan của dịch COVID-19. 5 nguyên tắc và bốn tại chỗ: Đây là chiến lược chống dịch xuyên suốt. 5 nguyên tắc gồm: “Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch”, “bốn tại chỗ”: dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ. Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16,15 và 19: Ba chỉ thị trên đều là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong những thời điểm khác nhau. Trong đó, Chỉ thị 16 là văn bản thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp "cách ly toàn xã hội". Phong tỏa trong phong tỏa: Đây là biện pháp phòng chống dịch của Trung ương, giải pháp sáng kiến của Hải Dương như phong tỏa trong phong tỏa, "lửa to thì quây to, lửa bé thì quây bé”, thực hiện 4 thần tốc: truy vết, cách ly, xét nghiệm, khoanh vùng. Thể hiện nhất quán quan điểm xuyên suốt là chủ động, bình tĩnh, tự tin, thần tốc và 4 tại chỗ… Tổ COVID-19 cộng đồng: Tổ COVID-19 đã phát huy hiệu quả trong việc “truy vết thần tốc” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, mỗi cán bộ trong Tổ COVID-19 đã thực sự là những “mũi trinh sát” trong việc hỗ trợ lực lượng chức năng khoanh vùng, dập dịch…Tổ COVID-19 được thành lập tại nhiều địa phương và phát huy hiệu quả một cách rõ ràng. 5 “rõ”: Là phương châm được tỉnh Hải Dương áp dụng để kiểm soát có hiệu quả sự lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng, chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh. 5 rõ là rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ hiệu quả và rõ trách nhiệm. Chốt kiểm soát COVID-19: Đây là biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 có hiệu quả được áp dụng tại nhiều địa phương trên cả nước với sự tham gia của nhiều lực lượng Công an, y tế, quân sự, thanh tra giao thông, tình nguyện viên. Chốt kiểm soát nhằm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của Thủ tướng Chính phủ, ngành y tế về phòng, chống dịch COVID-19; kiểm tra, giám sát việc hạn chế ra vào đối với người và phương tiện; thực hiện việc kiểm dịch y tế đối với người ra, vào địa phương; lập danh sách người đi từ các tỉnh có dịch…Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về phòng chống dịch: Đây là biện pháp cần thiết để nâng cao ý thức trách nhiệm phòng dịch của người dân. Các hành vi bị xử lý nghiêm gồm các hành vi vi phạm không chấp hành biện pháp phòng, chống dịch; chống đối người thi hành công vụ phòng, chống dịch; đưa tin sai không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận, mất ổn định xã hội; tái chế khẩu trang y tế đã qua sử dụng; sản xuất hàng giả, đầu cơ găm hàng, tăng giá trái pháp luật, gian lận thương mại, gây bất ổn thị trường...; nếu có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan chức năng để điều tra, xử lý về hình sự. Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch: Gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống dịch là biện pháp được Thủ tướng Chính phủ đề ra. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm tốt cần được biểu dương, khen thưởng kịp thời, tuy nhiên, những tổ chức, cá nhân chưa làm đúng cần được xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Ngăn chặn hiệu quả xâm nhập trái phép: Xâm nhập trái phép đang là nguy cơ mang lây nhiễm vào Việt Nam lớn nhất. Cần làm rõ động cơ người xâm nhập trái phép. Nếu người Việt Nam ở nước ngoài về nước vì an toàn tính mạng của họ vì đang ở nơi có dịch, thì cần công khai thời gian, quy trình, địa điểm đón và cách ly họ, làm cho việc họ về nước có chủ trương, tổ chức và kiểm soát được phù hợp tình hình ở Việt Nam. Còn công dân nước ngoài xâm nhập trái phép vào Việt Nam phải xử lý thật nghiêm để triệt tiêu động lực xâm nhập trái phép của các đối tượng này. Xét nghiệm mẫu gộp: Là cách làm sáng tạo của TP Đà Nẵng. Đà Nẵng đã tiên phong thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 5 mẫu đơn, sau đó là gộp 10 mẫu đơn, 20 mẫu đơn. Nhờ vậy, đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, truy vết, giúp phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh một cách hiệu quả. Thí điểm cách ly F1 tại nhà: Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tỉnh Bắc Ninh mạnh dạn tính đến trong tình huống có nhiều người bị nhiễm, có nhiều F1 mà các khu cách ly tập trung không đáp ứng đủ, thì nghiên cứu, khảo sát, trước hết ở những gia đình có điều kiện về nhà cửa, có khoảng cách với những nhà xung quanh… để thí điểm quy mô nhỏ là cho F1 cách ly tại nhà, có kết hợp giám sát bằng công cụ công nghệ, đồng thời kêu gọi sự giám sát, giúp đỡ của hàng xóm lân cận.>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội tăng cường phòng, chống dịch COVID-19. Nguồn: HaNoiTV
Thẻ QR-Code cho người dân đi chợ phòng dịch COVID-19: Mới đây, Sở Công thương Đà Nẵng có văn bản triển khai thí điểm ứng dụng Thẻ vào chợ QR-Code (eTicket-Đà Nẵng) tại 4 chợ thuộc sở quản lý gồm chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Đống Đa, chợ đầu mối Hòa Cường. Việc thí điểm triển khai thẻ vào chợ QR-Code (theo phương án 3 ngày đi chợ 1 lần) nhằm mục đích tiết kiệm chi phí in ấn thẻ vào chợ, truy vết nhanh, kiểm soát người ra vào.
Thẻ đi chợ giấy từng được nhiều địa phương áp dụng: Trước đó, Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế…đã áp dụng thẻ đi chợ bằng giấy theo ngày chẵn, lẻ. Mỗi hộ gia đình cứ 3 ngày đi chợ một lần để giãn cách xã hội, phòng chống dịch.
Người dân tuyệt đối tuân thủ "5K + Vaccine": Một trong những biện pháp phát huy hiệu quả cao được Bộ Y tế yêu cầu người dân cả nước thực hiện nghiêm chính là thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế". Đây là một biện pháp hữu hiệu để phòng chống sự lây lan của dịch COVID-19.
5 nguyên tắc và bốn tại chỗ: Đây là chiến lược chống dịch xuyên suốt. 5 nguyên tắc gồm: “Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch”, “bốn tại chỗ”: dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ.
Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16,15 và 19: Ba chỉ thị trên đều là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong những thời điểm khác nhau. Trong đó, Chỉ thị 16 là văn bản thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp "cách ly toàn xã hội".
Phong tỏa trong phong tỏa: Đây là biện pháp phòng chống dịch của Trung ương, giải pháp sáng kiến của Hải Dương như phong tỏa trong phong tỏa, "lửa to thì quây to, lửa bé thì quây bé”, thực hiện 4 thần tốc: truy vết, cách ly, xét nghiệm, khoanh vùng. Thể hiện nhất quán quan điểm xuyên suốt là chủ động, bình tĩnh, tự tin, thần tốc và 4 tại chỗ…
Tổ COVID-19 cộng đồng: Tổ COVID-19 đã phát huy hiệu quả trong việc “truy vết thần tốc” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, mỗi cán bộ trong Tổ COVID-19 đã thực sự là những “mũi trinh sát” trong việc hỗ trợ lực lượng chức năng khoanh vùng, dập dịch…Tổ COVID-19 được thành lập tại nhiều địa phương và phát huy hiệu quả một cách rõ ràng.
5 “rõ”: Là phương châm được tỉnh Hải Dương áp dụng để kiểm soát có hiệu quả sự lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng, chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh. 5 rõ là rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ hiệu quả và rõ trách nhiệm.
Chốt kiểm soát COVID-19: Đây là biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 có hiệu quả được áp dụng tại nhiều địa phương trên cả nước với sự tham gia của nhiều lực lượng Công an, y tế, quân sự, thanh tra giao thông, tình nguyện viên. Chốt kiểm soát nhằm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của Thủ tướng Chính phủ, ngành y tế về phòng, chống dịch COVID-19; kiểm tra, giám sát việc hạn chế ra vào đối với người và phương tiện; thực hiện việc kiểm dịch y tế đối với người ra, vào địa phương; lập danh sách người đi từ các tỉnh có dịch…
Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về phòng chống dịch: Đây là biện pháp cần thiết để nâng cao ý thức trách nhiệm phòng dịch của người dân. Các hành vi bị xử lý nghiêm gồm các hành vi vi phạm không chấp hành biện pháp phòng, chống dịch; chống đối người thi hành công vụ phòng, chống dịch; đưa tin sai không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận, mất ổn định xã hội; tái chế khẩu trang y tế đã qua sử dụng; sản xuất hàng giả, đầu cơ găm hàng, tăng giá trái pháp luật, gian lận thương mại, gây bất ổn thị trường...; nếu có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan chức năng để điều tra, xử lý về hình sự.
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch: Gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống dịch là biện pháp được Thủ tướng Chính phủ đề ra. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm tốt cần được biểu dương, khen thưởng kịp thời, tuy nhiên, những tổ chức, cá nhân chưa làm đúng cần được xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Ngăn chặn hiệu quả xâm nhập trái phép: Xâm nhập trái phép đang là nguy cơ mang lây nhiễm vào Việt Nam lớn nhất. Cần làm rõ động cơ người xâm nhập trái phép. Nếu người Việt Nam ở nước ngoài về nước vì an toàn tính mạng của họ vì đang ở nơi có dịch, thì cần công khai thời gian, quy trình, địa điểm đón và cách ly họ, làm cho việc họ về nước có chủ trương, tổ chức và kiểm soát được phù hợp tình hình ở Việt Nam. Còn công dân nước ngoài xâm nhập trái phép vào Việt Nam phải xử lý thật nghiêm để triệt tiêu động lực xâm nhập trái phép của các đối tượng này.
Xét nghiệm mẫu gộp: Là cách làm sáng tạo của TP Đà Nẵng. Đà Nẵng đã tiên phong thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 5 mẫu đơn, sau đó là gộp 10 mẫu đơn, 20 mẫu đơn. Nhờ vậy, đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, truy vết, giúp phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh một cách hiệu quả.
Thí điểm cách ly F1 tại nhà: Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tỉnh Bắc Ninh mạnh dạn tính đến trong tình huống có nhiều người bị nhiễm, có nhiều F1 mà các khu cách ly tập trung không đáp ứng đủ, thì nghiên cứu, khảo sát, trước hết ở những gia đình có điều kiện về nhà cửa, có khoảng cách với những nhà xung quanh… để thí điểm quy mô nhỏ là cho F1 cách ly tại nhà, có kết hợp giám sát bằng công cụ công nghệ, đồng thời kêu gọi sự giám sát, giúp đỡ của hàng xóm lân cận.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội tăng cường phòng, chống dịch COVID-19. Nguồn: HaNoiTV