Những hình ảnh nổ siêu tân tinh hiếm thấy được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Eric Coles vô tình chụp được trong vườn sau nhà khi đang quan sát vũ trụ. Để ghi được những hình ảnh tuyệt mỹ này, nhà thiên văn học phải sử dụng 5 loại kính viễn vọng khác nhau. Vụ nổ sao sáng rực bên ngoài địa cầu tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp, bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng muốn nắm giữ lấy khoảnh khắc có 1-0-2 đó. Các vụ nổ sao phát ra ánh sáng cực độ, bùng lên ánh sáng trong một thời gian ngắn. Theo các nhà khoa học, độ sáng của một vụ nổ siêu tân tinh có thể đột ngột tăng lên hàng tỷ lần, sau đó giảm dần trong vài tuần hay vài tháng. Tác giả sử dụng đa dạng các bộ dụng cụ lọc ánh sáng để quan sát chính xác hình dạng các khối khí đang hấp thụ năng lượng của những ngôi sao. Trong vũ trụ, có hai kiểu nổ sao tân tinh chính. Một thường xảy ra trong hệ sao đôi (hai sao có quỹ đạo cùng đi qua một điểm). Sao lùn trắng hút vật chất từ sao bay quanh nó cho đến khi đạt khối lượng cực đại và bùng nổ nhiệt hạch. Kiểu bùng nổ thứ hai là khi một ngôi sao chuẩn bị kết thúc quá trình sống. Ngôi sao cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó. Mật độ và áp suất tăng cao là yếu tố gây bùng nổ. Những ngôi sao phát ra ánh sáng cực đại khi bùng nổ.
Những hình ảnh nổ siêu tân tinh hiếm thấy được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Eric Coles vô tình chụp được trong vườn sau nhà khi đang quan sát vũ trụ.
Để ghi được những hình ảnh tuyệt mỹ này, nhà thiên văn học phải sử dụng 5 loại kính viễn vọng khác nhau.
Vụ nổ sao sáng rực bên ngoài địa cầu tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp, bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng muốn nắm giữ lấy khoảnh khắc có 1-0-2 đó.
Các vụ nổ sao phát ra ánh sáng cực độ, bùng lên ánh sáng trong một thời gian ngắn.
Theo các nhà khoa học, độ sáng của một vụ nổ siêu tân tinh có thể đột ngột tăng lên hàng tỷ lần, sau đó giảm dần trong vài tuần hay vài tháng.
Tác giả sử dụng đa dạng các bộ dụng cụ lọc ánh sáng để quan sát chính xác hình dạng các khối khí đang hấp thụ năng lượng của những ngôi sao.
Trong vũ trụ, có hai kiểu nổ sao tân tinh chính. Một thường xảy ra trong hệ sao đôi (hai sao có quỹ đạo cùng đi qua một điểm). Sao lùn trắng hút vật chất từ sao bay quanh nó cho đến khi đạt khối lượng cực đại và bùng nổ nhiệt hạch.
Kiểu bùng nổ thứ hai là khi một ngôi sao chuẩn bị kết thúc quá trình sống. Ngôi sao cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó. Mật độ và áp suất tăng cao là yếu tố gây bùng nổ.
Những ngôi sao phát ra ánh sáng cực đại khi bùng nổ.