Một trong những phi thuyền nổi tiếng nhất của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phải kể đến Apollo 11, là phi thuyền không gian đầu tiên cùng con người đáp xuống Mặt Trăng. Phi thuyền Apollo 11 là một phần của chương trình Apollo, được thiết kế với nhiều đơn vị khác nhau để thực hiện nhiệm vụ được đặt ra. Từ trên xuống, phi thuyền có các thành phần: hệ thống thoát hiểm khi phóng (Lauch Escape System), đơn vị điều khiển (Command Module - CM), đơn vị dịch vụ (Service Module), đơn vị đáp xuống Mặt trăng (Lunar Module - LM) và bộ chuyển đổi Mặt trăng (lunar module adapter). Phi thuyền Orion là một loại tàu vũ trụ được thiết kế và phát triển bởi NASA. Con tàu mang theo tất cả các phi hành gia đang điều khiển ở trên tàu, được đưa vào không gian bởi tên lửa Ares I. Orion là phi thuyền được cho là có khả năng mang con người đến sao Hỏa, hoặc chinh phục tiểu hành tinh. Mốc quan trọng đầu tiên cho dự án Orion sẽ là chuyến bay thử nghiệm vào năm 2014. Phi thuyền New Horizons là vệ tinh không người lái được cơ quan hàng không vũ trụ NASA bắn lên vũ trụ vào năm 2006. Đó là vệ tinh đầu tiên của nhân loại thám hiểm Diêm Vương Tinh, và cũng là vệ tinh đầu tiên điều tra về những thiên thể ngoài sao Hải Vương. Khối lượng của New Horizons nặng 465kg (trong đó có 77kg là chất phóng tên lửa), sau khi thoát khỏi tên lửa, vệ tinh được bắn ra khỏi trọng trường Trái đất. Nó đã bay từ Mặt trăng đến quỹ đạo của Mộc Tinh với thời gian ngắn nhất trong lịch sử. Kinh phí cho New Horizons lên đến 700 triệu USD bao gồm phí chế tạo tên lửa, phí lợi dụng thiết bị, phí nghiên cứu thiết bị mới và nhân phí để hoàn thành công việc. Bởi vì nằm quá xa Mặt trời, không thể sử dụng năng lượng mặt trời nên người ta đã thiết kế thiết bị pin nguyên tử dùng cho nó. Phi thuyền Voyager 2 được phóng lên không gian năm 1977 đến nay vẫn còn liên lạc được về Trái đất mặc dầu phi thuyền đã đi xa ra ngoài Thái Dương Hệ. Sứ mạng ban đầu của Voyager 2 là nghiên cứu Thổ tinh (Saturn), Mộc tinh (Jupiter) và những hộ tinh của hai hành tinh này. Tàu vũ trụ Voyager 2 đã thực hiện chuyến bay không người lái có hiệu quả nhất, tới thăm toàn bộ bốn hành tinh phía ngoài và các hệ Mặt trăng cùng vành đai của chúng, gồm cả hai chuyến thăm đầu tiên tới sao Thiên Vương và sao Hải Vương chưa từng được khám phá. Voyager 2 có hai camera cảm ứng vidicon và một bộ thiết bị khoa học khác để tiến hành đo đạc trong các chiều dài sóng cực tím, hồng ngoại, và radio, cũng như để đo các phần tử dưới nguyên tử trong không gian bên ngoài, gồm cả các tia vũ trụ. Trong suốt mấy chục năm, Voyager 2 đã chuyển về những dữ kiện thông tin thu thập được về Mặt trời. Không ai biết chắc Voyager 2 sẽ còn liên lạc được bao lâu nhưng theo ước tính của NASA phi thuyền có thể tiếp tục hoạt động đến năm 2020 hay 2025.
Một trong những phi thuyền nổi tiếng nhất của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phải kể đến Apollo 11, là phi thuyền không gian đầu tiên cùng con người đáp xuống Mặt Trăng.
Phi thuyền Apollo 11 là một phần của chương trình Apollo, được thiết kế với nhiều đơn vị khác nhau để thực hiện nhiệm vụ được đặt ra. Từ trên xuống, phi thuyền có các thành phần: hệ thống thoát hiểm khi phóng (Lauch Escape System), đơn vị điều khiển (Command Module - CM), đơn vị dịch vụ (Service Module), đơn vị đáp xuống Mặt trăng (Lunar Module - LM) và bộ chuyển đổi Mặt trăng (lunar module adapter).
Phi thuyền Orion là một loại tàu vũ trụ được thiết kế và phát triển bởi NASA. Con tàu mang theo tất cả các phi hành gia đang điều khiển ở trên tàu, được đưa vào không gian bởi tên lửa Ares I.
Orion là phi thuyền được cho là có khả năng mang con người đến sao Hỏa, hoặc chinh phục tiểu hành tinh. Mốc quan trọng đầu tiên cho dự án Orion sẽ là chuyến bay thử nghiệm vào năm 2014.
Phi thuyền New Horizons là vệ tinh không người lái được cơ quan hàng không vũ trụ NASA bắn lên vũ trụ vào năm 2006. Đó là vệ tinh đầu tiên của nhân loại thám hiểm Diêm Vương Tinh, và cũng là vệ tinh đầu tiên điều tra về những thiên thể ngoài sao Hải Vương.
Khối lượng của New Horizons nặng 465kg (trong đó có 77kg là chất phóng tên lửa), sau khi thoát khỏi tên lửa, vệ tinh được bắn ra khỏi trọng trường Trái đất. Nó đã bay từ Mặt trăng đến quỹ đạo của Mộc Tinh với thời gian ngắn nhất trong lịch sử.
Kinh phí cho New Horizons lên đến 700 triệu USD bao gồm phí chế tạo tên lửa, phí lợi dụng thiết bị, phí nghiên cứu thiết bị mới và nhân phí để hoàn thành công việc. Bởi vì nằm quá xa Mặt trời, không thể sử dụng năng lượng mặt trời nên người ta đã thiết kế thiết bị pin nguyên tử dùng cho nó.
Phi thuyền Voyager 2 được phóng lên không gian năm 1977 đến nay vẫn còn liên lạc được về Trái đất mặc dầu phi thuyền đã đi xa ra ngoài Thái Dương Hệ. Sứ mạng ban đầu của Voyager 2 là nghiên cứu Thổ tinh (Saturn), Mộc tinh (Jupiter) và những hộ tinh của hai hành tinh này.
Tàu vũ trụ Voyager 2 đã thực hiện chuyến bay không người lái có hiệu quả nhất, tới thăm toàn bộ bốn hành tinh phía ngoài và các hệ Mặt trăng cùng vành đai của chúng, gồm cả hai chuyến thăm đầu tiên tới sao Thiên Vương và sao Hải Vương chưa từng được khám phá.
Voyager 2 có hai camera cảm ứng vidicon và một bộ thiết bị khoa học khác để tiến hành đo đạc trong các chiều dài sóng cực tím, hồng ngoại, và radio, cũng như để đo các phần tử dưới nguyên tử trong không gian bên ngoài, gồm cả các tia vũ trụ.
Trong suốt mấy chục năm, Voyager 2 đã chuyển về những dữ kiện thông tin thu thập được về Mặt trời. Không ai biết chắc Voyager 2 sẽ còn liên lạc được bao lâu nhưng theo ước tính của NASA phi thuyền có thể tiếp tục hoạt động đến năm 2020 hay 2025.