Trong khi thăm dò bề mặt sao Hỏa, tàu Mars Rover Curiosity ngờ phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ. Theo mô tả, đó là một mảng bùn khô với nhiều vết nứt.Khi tiến hành đo đạc, phân tích kiểm tra, các chuyên gia cho rằng, mảng bùn khô này có thể đã hình thành khoảng 3 tỷ năm trước cùng với các vết nứt trên bề mặt. Tuy nhiên, sau thời gian hình thành, lớp bùn khô bị chôn vùi trong các lớp trầm tích dày đặc. Tuy nhiên, có thể do tác động bào mòn tron thời gian khá dài của gió sao Hỏa và mưa hóa học trên sao Hỏa cùng với tác động các lớp đứt gãy sườn núi lân cận mà mảng bùn này lộ thiên trên bề mặt.Các chuyên gia nhận định, có nhiều khoang, mạch sulfat canxi xuất hiện bên dưới mảng bùn khô nứt và có thể có một lượng nước ngầm đã hoạt động, vận chuyển khoáng chất qua các mạch địa chất này. Đây có thể là bằng chứng cho thấy khu vực này từng là hồ chứa hoặc hạ lưu của một đợt dòng chảy khổng lồ nào đó tràn qua trên bề mặt Hỏa tinh trong quá khứ.
Trong khi thăm dò bề mặt sao Hỏa, tàu Mars Rover Curiosity ngờ phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ. Theo mô tả, đó là một mảng bùn khô với nhiều vết nứt.
Khi tiến hành đo đạc, phân tích kiểm tra, các chuyên gia cho rằng, mảng bùn khô này có thể đã hình thành khoảng 3 tỷ năm trước cùng với các vết nứt trên bề mặt. Tuy nhiên, sau thời gian hình thành, lớp bùn khô bị chôn vùi trong các lớp trầm tích dày đặc.
Tuy nhiên, có thể do tác động bào mòn tron thời gian khá dài của gió sao Hỏa và mưa hóa học trên sao Hỏa cùng với tác động các lớp đứt gãy sườn núi lân cận mà mảng bùn này lộ thiên trên bề mặt.
Các chuyên gia nhận định, có nhiều khoang, mạch sulfat canxi xuất hiện bên dưới mảng bùn khô nứt và có thể có một lượng nước ngầm đã hoạt động, vận chuyển khoáng chất qua các mạch địa chất này. Đây có thể là bằng chứng cho thấy khu vực này từng là hồ chứa hoặc hạ lưu của một đợt dòng chảy khổng lồ nào đó tràn qua trên bề mặt Hỏa tinh trong quá khứ.