GJ 1132b là hành tinh mới nhất vừa được công bố phát hiện có nhiều điểm giống Trái đất. Là một hành tinh đá, có kích thước gần như tương đương, lớn hơn khoảng 16% so với Trái đất, xoay quanh một sao mẹ cách Trái đất 39 năm ánh sáng.Tuy nhiên, với quỹ đạo quay cực gần sao mẹ, chỉ khoảng 2,25 triệu kilomet, mất khoảng 1,6 ngày, hành tinh này nằm trong "vùng chết" với nhiệt độ bề mặt vượt quá 230 độ C, nước không thể tồn tại ở dạng lỏng.Trước đó, vào cuối tháng 7/2015, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA công bố khám phá về hành tinh Kepler-452b, hành tinh được mệnh danh là "Trái đất thứ hai" hay "anh em song sinh của Trái đất". Ngay sau đó, giới khoa học liên tục liên tục khám phá ra những hành tinh giống Trái đất đến kinh ngạc, nằm ngay trong dải ngân hà của chúng ta.Người anh song sinh của Trái đất, Kepler-452b nằm cách Trái đất 1.400 năm ánh sáng, kích thước lớn gấp Trái đất 1,6 lần, có ngôi sao mẹ rất giống Mặt Trời. Quan trọng nhất, Kepler-452b nằm trong "vùng sống", nơi nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng nhờ nhiệt độ thích hợp, làm dấy lên hi vọng về một hành tinh sống khác như Trái đất. Tuy vậy, hiện vẫn chưa thể khẳng định trên bề mặt Kepler-452b có đại dương như trên Trái đất hay không.Khám phá gây sửng sốt nữa là hành tinh Gliese 667Cc, nằm cách Trái đất 22 năm ánh sáng, lớn hơn Trái đất ít nhất 4,5 lần nhưng chỉ mất 28 ngày để hoàn thành quỹ đạo quanh sao mẹ, ngắn hơn rất nhiều lần so với Trái đất. Do ngôi sao mẹ của Gliese 667Cc là một hành tinh lùn màu đỏ có nhiệt độ thấp hơn Mặt trời nên hành tinh Gliese 667Cc nhiều khả năng nằm trong "vùng sống". Mặc dù vậy, quỹ đạo của Gliese 667Cc gần sao mẹ đến mức có thể bị thiêu cháy bởi nguồn nhiệt cực cao từ hành tinh lùn màu đỏ. Hiện, các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn Gliese 667Cc có phải hành tinh đá hay không.Hành tinh Kepler-22b, một siêu hành tinh cách Trái đất 600 năm ánh sáng, lớn hơn Trái đất khoảng 2,4 lần, nhiệt độ trung bình trên hành tinh này rơi vào khoảng 22 độ C, quỹ đạo quay quanh sao chủ là 290 ngày, gần giống Trái đất. Tuy vậy, vẫn chưa xác định hành tinh này có cấu tạo vật chất dạng đá, lỏng hay khí.Trong cùng thời gian phát hiện ra siêu hành tinh Kepler-22b, các nhà khoa học cũng phát hiện hành tinh Kepler-69c. Vật chất cấu tạo không rõ, nằm cách Trái đất 2.700 năm ánh sáng, lớn hơn Trái đất 70% và quỹ đạo quay quanh sao mẹ mất 242 ngày. Trong hệ Mặt trời của người họ hàng này, vị trí của nó tương tự như sao Kim trong hệ Mặt trời của Trái đất. Tuy nhiên, Mặt trời của Kepler-69c sáng hơn 80% so với Mặt Trời của Trái đất.Nằm cùng một hệ sao với Kepler-62e, hành tinh Kepler-62f lớn hơn Trái đất 40%, cách Trái đất một khoảng 1.200 năm ánh sáng, quay quanh sao mẹ nhỏ và có nhiệt độ thấp hơn so với Mặt trời. Hoàn thành quỹ đạo quay trong 267 ngày, Kepler-62f được nhận định có thể nằm trong "vùng sống".Kepler-186f là hành tinh có kích thước tương tự Trái đất, nằm cách Trái đất 500 năm ánh sáng, lớn hơn Trái đất 10%, sao mẹ của Kepler-186f là một hành tinh lùn màu đỏ, tuy nhiên do nằm xa sao mẹ nên Kepler-186f chỉ nhận 1/3 năng lượng từ sao mẹ so với Trái Đất nhận được từ Mặt Trời. Theo các nhà khoa học, khoảng cách giữa Kepler-186f tới ngôi sao mẹ đủ xa để nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng.Nếu Kepler-452b được gọi là "người anh song sinh" của Trái đất thì hành tinh mới được phát hiện, HD 219134b là một "người anh họ hàng gần". Đây được coi là hành tinh giống Trái đất và gần với chúng ta nhất, chỉ cách chúng ta 21 năm ánh sáng. Có cấu tạo vật chất là một hành tinh đá giống như Trái đất, HD 219134b có bề mặt cứng, trọng lượng riêng cao, chứa nhiều sắt và kim loại. Lớn hơn Trái đất khoảng 1,6 lần và nặng hơn 4,5 lần, HD 219134b rất được kỳ vọng nhưng đáng tiếc hành tinh đá này có quỹ đạo quay cực gần sao mẹ của nó khiến tiềm năng bị hạn chế gần như triệt để. Sao mẹ của HD 219134b nhỏ, lạnh hơn, nhẹ hơn Mặt trời của Trái đất và người anh họ của Trái đất chỉ mất 3 ngày để hoàn thành quỹ đạo quanh sao mẹ.
GJ 1132b là hành tinh mới nhất vừa được công bố phát hiện có nhiều điểm giống Trái đất. Là một hành tinh đá, có kích thước gần như tương đương, lớn hơn khoảng 16% so với Trái đất, xoay quanh một sao mẹ cách Trái đất 39 năm ánh sáng.Tuy nhiên, với quỹ đạo quay cực gần sao mẹ, chỉ khoảng 2,25 triệu kilomet, mất khoảng 1,6 ngày, hành tinh này nằm trong "vùng chết" với nhiệt độ bề mặt vượt quá 230 độ C, nước không thể tồn tại ở dạng lỏng.
Trước đó, vào cuối tháng 7/2015, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA công bố khám phá về hành tinh Kepler-452b, hành tinh được mệnh danh là "Trái đất thứ hai" hay "anh em song sinh của Trái đất". Ngay sau đó, giới khoa học liên tục liên tục khám phá ra những hành tinh giống Trái đất đến kinh ngạc, nằm ngay trong dải ngân hà của chúng ta.
Người anh song sinh của Trái đất, Kepler-452b nằm cách Trái đất 1.400 năm ánh sáng, kích thước lớn gấp Trái đất 1,6 lần, có ngôi sao mẹ rất giống Mặt Trời. Quan trọng nhất, Kepler-452b nằm trong "vùng sống", nơi nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng nhờ nhiệt độ thích hợp, làm dấy lên hi vọng về một hành tinh sống khác như Trái đất. Tuy vậy, hiện vẫn chưa thể khẳng định trên bề mặt Kepler-452b có đại dương như trên Trái đất hay không.
Khám phá gây sửng sốt nữa là hành tinh Gliese 667Cc, nằm cách Trái đất 22 năm ánh sáng, lớn hơn Trái đất ít nhất 4,5 lần nhưng chỉ mất 28 ngày để hoàn thành quỹ đạo quanh sao mẹ, ngắn hơn rất nhiều lần so với Trái đất. Do ngôi sao mẹ của Gliese 667Cc là một hành tinh lùn màu đỏ có nhiệt độ thấp hơn Mặt trời nên hành tinh Gliese 667Cc nhiều khả năng nằm trong "vùng sống". Mặc dù vậy, quỹ đạo của Gliese 667Cc gần sao mẹ đến mức có thể bị thiêu cháy bởi nguồn nhiệt cực cao từ hành tinh lùn màu đỏ. Hiện, các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn Gliese 667Cc có phải hành tinh đá hay không.
Hành tinh Kepler-22b, một siêu hành tinh cách Trái đất 600 năm ánh sáng, lớn hơn Trái đất khoảng 2,4 lần, nhiệt độ trung bình trên hành tinh này rơi vào khoảng 22 độ C, quỹ đạo quay quanh sao chủ là 290 ngày, gần giống Trái đất. Tuy vậy, vẫn chưa xác định hành tinh này có cấu tạo vật chất dạng đá, lỏng hay khí.
Trong cùng thời gian phát hiện ra siêu hành tinh Kepler-22b, các nhà khoa học cũng phát hiện hành tinh Kepler-69c. Vật chất cấu tạo không rõ, nằm cách Trái đất 2.700 năm ánh sáng, lớn hơn Trái đất 70% và quỹ đạo quay quanh sao mẹ mất 242 ngày. Trong hệ Mặt trời của người họ hàng này, vị trí của nó tương tự như sao Kim trong hệ Mặt trời của Trái đất. Tuy nhiên, Mặt trời của Kepler-69c sáng hơn 80% so với Mặt Trời của Trái đất.
Nằm cùng một hệ sao với Kepler-62e, hành tinh Kepler-62f lớn hơn Trái đất 40%, cách Trái đất một khoảng 1.200 năm ánh sáng, quay quanh sao mẹ nhỏ và có nhiệt độ thấp hơn so với Mặt trời. Hoàn thành quỹ đạo quay trong 267 ngày, Kepler-62f được nhận định có thể nằm trong "vùng sống".
Kepler-186f là hành tinh có kích thước tương tự Trái đất, nằm cách Trái đất 500 năm ánh sáng, lớn hơn Trái đất 10%, sao mẹ của Kepler-186f là một hành tinh lùn màu đỏ, tuy nhiên do nằm xa sao mẹ nên Kepler-186f chỉ nhận 1/3 năng lượng từ sao mẹ so với Trái Đất nhận được từ Mặt Trời. Theo các nhà khoa học, khoảng cách giữa Kepler-186f tới ngôi sao mẹ đủ xa để nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng.
Nếu Kepler-452b được gọi là "người anh song sinh" của Trái đất thì hành tinh mới được phát hiện, HD 219134b là một "người anh họ hàng gần". Đây được coi là hành tinh giống Trái đất và gần với chúng ta nhất, chỉ cách chúng ta 21 năm ánh sáng. Có cấu tạo vật chất là một hành tinh đá giống như Trái đất, HD 219134b có bề mặt cứng, trọng lượng riêng cao, chứa nhiều sắt và kim loại. Lớn hơn Trái đất khoảng 1,6 lần và nặng hơn 4,5 lần, HD 219134b rất được kỳ vọng nhưng đáng tiếc hành tinh đá này có quỹ đạo quay cực gần sao mẹ của nó khiến tiềm năng bị hạn chế gần như triệt để. Sao mẹ của HD 219134b nhỏ, lạnh hơn, nhẹ hơn Mặt trời của Trái đất và người anh họ của Trái đất chỉ mất 3 ngày để hoàn thành quỹ đạo quanh sao mẹ.