Núi lửa phun là một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất mà loài người từng hứng chịu. Một trong những trận núi lửa phun gây thiệt hại lớn nhất đã xảy ra tại thị trấn Amero của Colombiatrong cách đây 29 năm. Ngày 13/11/1985, thị trấn Amero bị nhấn chìm bởi dòng siêu mắc ma phun trào từ núi lửa Nevado del Ruiz, chỉ trong vòng 15 phút. Núi lửa Nevado del Ruiz nằm trên “vành đai lửa Thái Bình Dương”, hoạt động từ 1,8 triệu năm trước. Trong quá trình hoạt động, Nevado del Ruiz đã 2 lần phun dung nham xuống các thung lũng sông Guali và Lagunillas, gây nhiều thiệt hại về người và của. Tháng 11/1984, các nhà địa chất lại nhận thấy hoạt động địa chất gần Nevado del Ruiz có những diễn biến phức tạp: Các lỗ phun khí từ lòng đất tăng về mức độ hoạt động, có dấu hiệu lắng đọng của chất lưu huỳnh trên đỉnh núi và các mạch nước ngầm xung quanh phun lên khỏi mặt đất. Các dấu hiệu trên giảm dần rồi lại gia tăng trở lại vào tháng 11/1985. Lúc này, những dòng mắc ma đã lên gần bề mặt của miệng núi lửa. Nevado del Ruiz bắt đầu hoạt động với những đợt “nhả” khí sulfur dioxit và lưu huỳnh. Nguồn nước trong vùng xung quanh nhiễm nhiều magiê, canxi và kali. 15h6 ngày 13/11/1985, một tiếng nổ trầm đục làm rung chuyển mặt đất, kéo theo 35 triệu tấn đất đá, dung nham di chuyển với tốc độ 480 km/giờ từ đỉnh núi xuống thung lũng 2 bên sườn núi, phá huỷ mọi công trình, cây cối nó đi qua và tiến đến thị trấn Amero cách đó khoảng 30 km. Cùng với dung nham, khoảng 700 nghìn tấn khí sulfur dioxit được giải phóng, tạo thành đám mây rơi dày xuống các khu vực lân cận. Khi trộn với nước, nó hình thành một vật liệu kết dính như bê-tông, làm sụp mái nhà và chỉ với số lượng nhỏ cũng gây hại cho người hít phải. Thị trấn Amero trong thoáng chốc đã bị nhấn chìm bởi dòng siêu mắc ma. trở thành nạn nhân của thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất Colombia, và xếp thứ 4/10 thảm họa núi lửa lớn nhất lịch sử thế giới. Con số thiệt mạng là hơn 23.000 người. Chỉ khoảng 1/4 dân số thị trấn sống sót, khoảng 5 nghìn người bị thương. Bức ảnh gây chấn động thế giới chụp cô bé Omayra Sanchez (13 tuổi), bị kẹt trong đống đổ nát lên tới cổ gây chấn động toàn thế giới. Đội cứu hộ đã bất lực trong cố gắng cứu bé, có lẽ vì chân Omayra dính chặt vào nhiều thứ phía dưới. Cô bé chết sau 3 ngày cầm cự. Một tấm ảnh lây đi nhiều nước mắt khác của thảm họa núi lửa năm 1985 ở Colombia. Sau thảm họa này, núi lửa Nevado del Ruiz nằm yên trong một thời gian dài và có dấu hiệu thức giấc vào ngày 31/3/2012. Hoạt động của nó mạnh lên, thải cột khí sulphur và khói bụi cao tới 3.000 mét. Ngày 8/4/2012, nước này ban bố báo động cao với dân cư sống gần đó. Thật may là đến thời điểm này, Nevado del Ruiz vẫn "ngủ". Hiện có 500-600 núi lửa hoạt động trên Trái Đất và hơn 1.000 núi lửa đã tắt dưới Thái Bình Dương. Đã có hơn 2.500 lần núi lửa phun được ghi lại, trong đó 2.000 lần là ở “Vành đai lửa Thái Bình Dương”. Núi lửa thường hình thành ở những nơi vỏ trái đất mỏng, bên dưới có sự vận động mạnh, hoặc nơi có vết đứt ngang. Quanh Thái Bình Dương là khu vực nhiều động đất và núi lửa phun trào nhất, được gọi là Vành đai lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới Alaska và Nam Mỹ.
Núi lửa phun là một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất mà loài người từng hứng chịu. Một trong những trận núi lửa phun gây thiệt hại lớn nhất đã xảy ra tại thị trấn Amero của Colombiatrong cách đây 29 năm.
Ngày 13/11/1985, thị trấn Amero bị nhấn chìm bởi dòng siêu mắc ma phun trào từ núi lửa Nevado del Ruiz, chỉ trong vòng 15 phút.
Núi lửa Nevado del Ruiz nằm trên “vành đai lửa Thái Bình Dương”, hoạt động từ 1,8 triệu năm trước.
Trong quá trình hoạt động, Nevado del Ruiz đã 2 lần phun dung nham xuống các thung lũng sông Guali và Lagunillas, gây nhiều thiệt hại về người và của.
Tháng 11/1984, các nhà địa chất lại nhận thấy hoạt động địa chất gần Nevado del Ruiz có những diễn biến phức tạp: Các lỗ phun khí từ lòng đất tăng về mức độ hoạt động, có dấu hiệu lắng đọng của chất lưu huỳnh trên đỉnh núi và các mạch nước ngầm xung quanh phun lên khỏi mặt đất.
Các dấu hiệu trên giảm dần rồi lại gia tăng trở lại vào tháng 11/1985. Lúc này, những dòng mắc ma đã lên gần bề mặt của miệng núi lửa. Nevado del Ruiz bắt đầu hoạt động với những đợt “nhả” khí sulfur dioxit và lưu huỳnh. Nguồn nước trong vùng xung quanh nhiễm nhiều magiê, canxi và kali.
15h6 ngày 13/11/1985, một tiếng nổ trầm đục làm rung chuyển mặt đất, kéo theo 35 triệu tấn đất đá, dung nham di chuyển với tốc độ 480 km/giờ từ đỉnh núi xuống thung lũng 2 bên sườn núi, phá huỷ mọi công trình, cây cối nó đi qua và tiến đến thị trấn Amero cách đó khoảng 30 km.
Cùng với dung nham, khoảng 700 nghìn tấn khí sulfur dioxit được giải phóng, tạo thành đám mây rơi dày xuống các khu vực lân cận. Khi trộn với nước, nó hình thành một vật liệu kết dính như bê-tông, làm sụp mái nhà và chỉ với số lượng nhỏ cũng gây hại cho người hít phải.
Thị trấn Amero trong thoáng chốc đã bị nhấn chìm bởi dòng siêu mắc ma. trở thành nạn nhân của thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất Colombia, và xếp thứ 4/10 thảm họa núi lửa lớn nhất lịch sử thế giới.
Con số thiệt mạng là hơn 23.000 người. Chỉ khoảng 1/4 dân số thị trấn sống sót, khoảng 5 nghìn người bị thương.
Bức ảnh gây chấn động thế giới chụp cô bé Omayra Sanchez (13 tuổi), bị kẹt trong đống đổ nát lên tới cổ gây chấn động toàn thế giới. Đội cứu hộ đã bất lực trong cố gắng cứu bé, có lẽ vì chân Omayra dính chặt vào nhiều thứ phía dưới. Cô bé chết sau 3 ngày cầm cự.
Một tấm ảnh lây đi nhiều nước mắt khác của thảm họa núi lửa năm 1985 ở Colombia.
Sau thảm họa này, núi lửa Nevado del Ruiz nằm yên trong một thời gian dài và có dấu hiệu thức giấc vào ngày 31/3/2012. Hoạt động của nó mạnh lên, thải cột khí sulphur và khói bụi cao tới 3.000 mét. Ngày 8/4/2012, nước này ban bố báo động cao với dân cư sống gần đó. Thật may là đến thời điểm này, Nevado del Ruiz vẫn "ngủ".
Hiện có 500-600 núi lửa hoạt động trên Trái Đất và hơn 1.000 núi lửa đã tắt dưới Thái Bình Dương. Đã có hơn 2.500 lần núi lửa phun được ghi lại, trong đó 2.000 lần là ở “Vành đai lửa Thái Bình Dương”.
Núi lửa thường hình thành ở những nơi vỏ trái đất mỏng, bên dưới có sự vận động mạnh, hoặc nơi có vết đứt ngang. Quanh Thái Bình Dương là khu vực nhiều động đất và núi lửa phun trào nhất, được gọi là Vành đai lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới Alaska và Nam Mỹ.